Thực trạng quản lý chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 55 - 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo

2.3.3.1 Thực trạng quản lý lập kế hoạch đào tạo

Kế hoạch đào tạo được xây dựng trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo của xã hội và khả năng đào tạo của nhà trường và các hợp đồng liên kết đào tạo với các đơn vị liên kết. Kế hoạch đào tạo được lập ra nhằm mục đích sử dụng hợp lý và tối đa nguồn lực mà nhà trường có thể huy động để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu của học sinh.

Trên cơ sở chương trình đào tạo, hàng năm phòng đào tạo lập kế hoạch phát triển quy mô đào tạo bao gồm: Các ngành nghề đào tạo của từng hệ đào tạo; tổng số HS, SV tuyển vào và số HS, SV đang học; số HS, SV dự kiến ra trường; kế hoạch năm học, tiến độ, cường độ giảng dạy… để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp, khoa học. Đối với cả hai hình thức liên kết đào tạo: đặt lớp đào tạo và phối hợp đào tạo đều do trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn xây dựng và quản lý kết hoạch đào tạo căn cứ trên từng hợp đồng liên kết đào tạo đã ký kết.

Các phòng, ban, khoa chuyên môn khác căn cứ vào kế hoạch, hướng dẫn của Ban Giám hiệu và hướng dẫn của phòng đào tạo xây dựng kế hoạch tổng thể bao gồm: xây dựng đội ngũ GV, dự trù cơ sở vật chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu giảng dạy - học tập, kinh phí, các biện pháp quản lý sinh viên. Các khoa, bộ môn xây dựng kế hoạch, tiến độ giảng dạy theo chức trách, kế hoạch giảng dạy của GV… Mỗi giảng viên căn cứ kế hoạch đào tạo, giáo án chung của bộ môn để xây dựng giáo án cho môn học và các tiết học của mình, xác định nội dung giảng dạy, chuẩn bị tốt CSVC phục vụ giảng dạy theo chuyên môn và xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân.

Qua khảo sát cho thấy công tác xây dựng kế hoạch đào tạo của nhà trường được thực hiện nghiêm túc trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ và căn cứ theo tiến trình đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay kế hoạch đào tạo, kế hoạch học tập và giảng dạy, kế hoạch học tập, thời khóa biểu … hoàn toàn do Phòng Đào tạo phối hợp với khoa chuyên môn chủ động lập ra theo trình tự các môn học, mô-đun đã quy định trong CTĐT. Như vậy, Nhà trường mới chỉ thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch đào tạo theo chỉ tiêu được giao để đảm bảo tiến trình đào tạo của nhà trường, đã chú ý đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo theo nhu cầu người học và nhu cầu của doanh nghiệp nhưng chưa chú trọng nhiều đến nhu cầu vùng miền và địa phương. Như vậy công tác quản lý của nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo theo nhu cầụ

Tiến hành phỏng vấn, khảo sát đối với 96 phiếu của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên nhà trường về mức độ thực hiện việc lập kế hoạch đào tạọ Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Quản lý công tác lập kế hoạch đào tạo

Chỉ tiêu 1 Mức độ đánh giá2 3 4 Điểm Xếp loại

SL % SL % SL % SL %

Lập kế hoạch, tiến độ năm

học với từng lớp 0 0 15 15.6 66 68.8 15 15.63 3.00 3

Lập kế hoạch, tiến độ năm

học với từng giảng viên 0 0 11 11.5 72 75.0 13 13.54 3.02 3

Tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế

hoạch dạy - học đối với

GV và SV

2 2.083 21 21.9 52 54.2 21 21.88 2.96 3

Kiểm tra sổ sách, giáo án, đề cương bài giảng định

kỳ và đột xuất 15 15.63 22 22.9 47 49.0 12 12.50 2.58 2

Xác định các chỉ số giám sát, đánh giá hoạt động

trong kế hoạch 31 32.29 35 36.5 22 22.9 8 8.33 2.07 2

Qua bảng trên cho thấy, các nội dung được đánh giá ở mức độ thực hiện tốt bao gồm: việc lập kế hoạch tiến độ năm học đối với từng lớp (84.38% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt); việc lập kế hoạch tiến độ năm học đối với từng GV (88.5% ý kiến đánh giá tốt và rất tố); việc tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch dạy - học của GV và SV (76% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt).

Vấn đề đáng lưu tâm ở đây là những nội dung sau lại được đánh giá ở mức độ trung bình: việc kiểm tra số sách, giáo án, đề cương theo kế hoạch hoặc đột xuất (chỉ nhận được 61.5% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt); công tác quản lý hồ sơ lưu (chỉ nhận được 33.3% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt); việc xác định các chỉ số giám sát, đánh giá hoạt động trong kế hoạch chỉ nhận được 31.3% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt. Đây là nội dung chưa được nhà trường chú trọng triển khai thực hiện nên khó xác định mức độ thực hiện và hiệu quả việc hoàn thành các hoạt động trong kế hoạch.

Cách thức lập kế hoạch đào tạo vẫn mang tính truyền thống, học sinh không được tham gia vào một quy trình lập kế hoạch. Khi tiến hành lấy ý kiến thảo luận trong các hội nghị có sự tham gia của SV đang theo học thì có nhiều ý kiến cho rằng kế hoạch học tập một số ngành chưa được thiết kế phù hợp, nhẹ vào đầu kỳ và nặng về cuối kỳ khi các bài tập lớn, thực hành được giao nhiều khiến các em bị áp lực lớn và hiệu quả làm bài không caọ Năm 2016 là năm đầu tiên trường đào tạo trình độ cao đẳng nên còn nhiều hạn chế, tồn tại. Việc rà soát, điều chỉnh kế hoạch đào tạo chưa tổ chức định kỳ, chưa so sánh, đối chiếu mục tiêu đặt ra với kết quả thực tế đào tạo đạt được để đánh giá, kết luận toàn bộ hoạt động đào tạo, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, có biện pháp khắc phục nâng cao chất lượng LKĐT của nhà trường vẫn chưa thực sự được quan tâm và mang lại hiệu quả.

2.3.3.2 Thực trạng quản lý chương trình đào tạo

“Nội dung dạy học quy định hệ thống những tri thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, quy định hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng gắn liền với nghề nghiệp tương lai của người học. Trong quá trình đào tạo tại trường, nội dung chương trình học tạo nên nội dung cơ bản cho hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nó tạo nên nội dung cơ bản cho quá trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng. Nội dung đào tạo bị chi phối bởi mục tiêu va nhiệm vụ đào tạo, đồng thời lại phục vụ cho việc thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo, quy định việc lựa chọn phương pháp, phương tiện học” [12].

Cơ sở pháp lý để xây dựng CTĐT trong hình thức LKĐT:

- “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là văn bản quy định rõ nhất về tổ chức đào tạo theo HCTC”. Quy chế bao gồm 5 chương 29 điều, trong đó quy định rõ về hoạt động đào tạo theo HCTC với các nội dung cơ bản như: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; chương trình giáo dục; học phần và tín chỉ; thời gian hoạt động giảng dạy; đánh giá kết quả học tập; thời gian và kế hoạch đào tạo; đăng ký nhập học; tổ chức lớp học; đăng ký khối lượng học tập; tổ chức thi; cách tính điểm và đánh giá học phần; thực tập cuối khóa; xét công nhận tốt nghiệp...

Tại Điều lệ trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn “ban hành kèm theo Quyết định số: 1792/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn và quy chế hoạt động của trường cũng thể hiện rõ: Chương trình đào tạo của nhà trường có mục tiêu rõ ràng, được cụ thể hóa phù hợp với yêu cầu đào tạo cho từng bậc học, được xây dựng trên cơ sở phù hợp với chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban hành; chuẩn đầu ra về: mục tiêu tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm, thái độ, nhân cách người học, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và khả năng phát triển năng lực của người học” [10].

Mục tiêu của CTĐT được thể hiện theo nội dung và cấu trúc và được đảm bảo bằng quá trình thiết kế CTĐT. “Các khoa chuyên môn chịu trách xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa mình quản lý hoặc do Hiệu trưởng giao, Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô- đun, tín chỉ liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học, mô-đun, tín chỉ” [10] của CTĐT hoặc giữa các trình độ đào tạọ Phòng đào tạo có nhiệm vụ quản lý chương trình, giáo trình đào tạo, kể cả liên kết đào tạo chính quy thuộc nguồn ngân sách Nhà nước cấp, đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước và phù hợp với sự biến động của thực tiễn, cập nhật các chương trình đào tạo mới phù hợp với định hướng và xu thế phát triển của xã hội.

Sau mỗi kỳ học, Hội đồng trường sẽ chỉ đạo các khoa, bộ môn họp để triển khai cho bộ môn thảo luận về đề cương chi tiết các học phần đã giảng dạy để bổ sung, chỉnh sửạ Việc bổ sung, chỉnh sửa được thực hiện theo đúng quy trình: bộ môn họp thảo luận có văn bản đề nghị bổ sung, chỉnh sửa, khoa chủ quản tổ chức nghiệm thu, trình Hiệu trưởng phê duyệt sau đó các bộ môn triển khai thực hiện.

Thông qua khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động xây dựng và phát triển CTĐT của trường qua ý kiến đánh giá của 96 CBQL, GV và nhân viên nhà trường, tác giả thu được kết quả sau:

Bảng 2.5. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Điểm Xếp loại 1 2 3 4 SL % SL % SL % SL % Xây dựng CTĐT cho các chuyên ngành phù hợp với khung chương trình do Bộ LĐ-TB&XH ban hành 2 2.08 8 8.3 69 71.9 17 17.71 3.05 3 Các nhà quản lý, giảng viên và người SDLĐ được tham gia xây dựng CTĐT

30 31.25 42 43.8 22 22.9 2 2.08 1.96 2

CTĐT được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ ĐT và chương trình giáo dục khác

13 13.54 38 39.6 25 26.0 20 20.83 2.54 2

Chương trình đào tạo được thanh tra, giám sát nhằm đảo bản nâng cao chất lượng đào tạo

11 11.46 25 26.0 32 33.3 28 29.17 2.80 2

Qua bảng trên cho thấy việc xây dựng CTĐT cho các chuyên ngành phù hợp với chương trình khung của Bộ LĐ-TB&XH ban hành đã được nhà Trường thực hiện tương đối tốt và có trên 70% ý kiến đánh là tốt, 17,71% đánh giá rất tốt, chỉ có 2.1% đánh giá chưa tốt. Tuy nhiên, việc các nhà quản lý, GV và người SDLĐ được tham gia xây dựng CTĐT chỉ được đánh giá ở mức trung bình với 31.25% ý kiến đánh giá không tốt do việc họp thảo luận xây dựng CTĐT, đề cương chi tiết chưa có sự tham gia, đóng góp ý kiến từ phía các nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động mà chỉ được xây dựng từ phía các GV giảng dạỵ Về khía cạnh “Nội dung CTĐT

được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác” còn 13.51% ý kiến cho rằng chưa tốt. Việc xác định các khối kiến thức được thực hiện theo tỷ lệ, khối kiến thức chung chiếm 20%, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chiếm 80%; CTĐT chưa thực sự mềm dẻo, còn ít các học phần cho SV lựa chọn theo khả năng của người học và nhu cầu của nhà tuyển dụng. Ở hầu hết các ngành, các học phần tự chọn chỉ chiếm khoảng 3% cấu trúc toàn bộ chương trình, không tính môn học tự chọn của học phần bổ sung thay thế khóa luận tốt nghiệp. Do vậy khi xây dựng CTĐT Trường cần bổ sung thêm học phần tự chọn cho SV có nhiều cơ hội lựa chọn những học phần yêu thích.

Việc thanh tra, giám sát CTĐT được nhà trường đã cơ bản tuân thủ theo đúng quy định nên nhận được trên 62.5% ý kiến đánh giá tốt và rất tốt, chỉ có 11.46% cho rằng Trường cần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ nàỵ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)