8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Đổi mới phương thức quản lý, kết hợp chặt chẽ với cơ sở liên kết đào tạo
quản lý kế hoạch, mục tiêu đào tạo * Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới phương thức quản lý hoạt động liên kết là một trong 4 yếu tố quyết định việc nâng cao chất lượng đào tạo (Đội ngũ cán bộ QL, GV, CSVC - trang thiết bị, chất lượng đầu vào và công tác quản lý). Mục tiêu của biện pháp nhằm quản lý tốt kết hoạch, mục tiêu đào tạo từ đó nâng cao chất lượng đào tạọ Đổi mới phương thức quản lý tức là hướng đến việc đổi mới có hiệu quả đồng nghĩa với việc phải làm cho chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức tổ chức
đào tạo phù hợp với các đối tượng HS SV cụ thể, với các điều kiện học tập cụ thể. Thực hiện đổi mới phương thức quản lý theo mục tiêu chất lượng
* Nội dung biện pháp
Phương thức quản lý là tổng thể cách thức tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt được mục tiêu đề rạ Trong quản lý hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường, có thể vận dụng một trong các phương thức quản lý: Phương pháp hành chính - tổ chức, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục (tâm lý - xã hội).
Đổi mới phương thức quản lý, kết hợp chặt chẽ với cơ sở liên kết đào tạo để quản lý kế hoạch, mục tiêu đào tạo là việc đổi mới có hiệu quả, vận dụng các phương thức quản lý phù hợp với đặc điểm đối tượng quản lý, khách thể quản lý đảm bảo thực hiện được mục tiêu quản lý đặt rạ
Nếu như trước đây nhà trường dùng phương pháp quản lý hành chính để xác lập trật tự, kỷ cương trong nhà trường và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý một cách nhanh chóng như việc ban hành các nội quy, quy chế học tập, quy chế chuyên môn, nội quy nhà trường, các quy định về giờ giấc giảng dạy và học tập, quy chế kiểm tra, đánh giá, thi cử.... thì nay nhà trường có thể kết hợp với phương pháp kinh tế (tiền thưởng, tiền phạt, thi đua, khen thưởng....) để các cán bộ, giảng viên và học viên của nhà trường có tính tự giác trong việc lựa chọn thực hiện, vừa đảm bảo tính dân chủ, khách quan và công bằng, vừa có thể vận dụng linh hoạt phù hợp với nhiều đối tượng trong những điều kiện khác nhaụ
* Cách tiến hành
- Nhà trường cần xác định rõ từng phương pháp quản lý gắn với từng nội dung quản lý và đối tượng quản lý phù hợp, phân tích ưu điểm và nhược điểm của biện pháp để đảm bảo trong quá trình quản lý đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời đối tượng quản lý luôn luôn thay đổi và không giống nhau nên trường phải thường xuyên xem xét, cân nhắc đến việc bổ sung, thay đổi, hoàn thiện các phương pháp quản lý để đảm bảo quản lý tốt hoạt động.
- Bên cạnh việc tham chiếu vào các yêu cầu chuẩn trong giáo dục - đào tạo thì nhà trường cũng dựa vào các điều kiện thực tế của nhà trường để vận dụng và phối hợp các phương pháp quản lý phù hợp, đảm bảo tính thực thi được trong thực tiễn.
- Ban giám hiệu, hiệu trưởng nhà trường không nên nắm mọi quyền hành trong tay mà chia sẻ quyền lực để các cán bộ Ql, GV trong nhà trường, và quản lý của đơn vị thực hiện liên kết đào tạo được tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan, tham gia điều hành hoặc thay đổi CTĐT, kế hoạch đào tạo của hoạt động
LKĐT tương ứng. Hiệu trưởng tạo ra cơ hội cho tất cả thành viên trong trường phát huy tinh thần trách nhiệm và năng lực của mình, tạo sự gắn bó mật thiết với các đơn vị LKĐT. Đổi mới phương thức quản lý đào tạo không chỉ trong cách thức quản lý của Hiệu trưởng, Ban giám hiệu mà còn đổi mới cách thức, phương pháp quản lý của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổ, khoạ... Tạo ra cơ chế linh hoạt, tự chủ, sáng tạo cho người có thực hiện quản lý.
- Hàng năm nhà trường tổ chức “Hội nghị liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn với các đơn vị liên kết” để báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động liên kết đào tạo trong thời gian đã qua và lắng nghe những ý kiến đóng góp, đề xuất, giải pháp của các đơn vị liên kết nhằm tăng cường quản lý LKĐT, tăng cường hiệu quả LKĐT và thắt chặt mối quan hệ với đơn vị liên kết.
* Điều kiện để thực hiện
- Hiệu trưởng, ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch tổ chức thực hiện CTĐT một cách cụ thể, rõ ràng, sát với thực tế đồng thời phải triển khai đồng bộ các yếu tố khác: đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên... Đồng thời, hiệu trưởng/ Hội đồng trường phải có tinh thần chủ động đổi mới, có quyết tâm cao, có tinh thần không ngừng học hỏi, sáng tạo để tư duy lựa chọn và triển khai thực hiện các phương pháp quản lý phù hợp, khơi dậy mọi thành viên trong nhà trường và các thành viên của đơn vị LKĐT cùng có tư tưởng, hành động đổi mới quản lý hoạt động.
- Để mô hình đào tạo liên kết vận hành có hiệu quả cần có cơ chế phù hợp. Sự đào tạo liên kết giữa nhà trường và các đơn vị liên kết, các doanh nghiệp không thể áp đặt mà cần được thực hiện theo cơ chế: Thương thảo; thỏa thuận; thực hiện theo kế hoạch; tự quản lý công việc được phân công; cộng đồng trách nhiệm, trên nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, hai bên cùng có lợi.
- Ban giám hiệu nhà trường cần phải nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp quản lý chủ đạo làm tư tưởng quản lý phù hợp với đặc điểm mỗi đối tượng quản lý nhằm phát huy tốt nhất nội lực của từng đối tượng để tạo nên sự thành công trong hoạt động đào tạo và liên kết đào tạo của nhà trường.