Nhận thức của người dân về vấn đề học nghề

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Nhận thức của người dân về vấn đề học nghề

Nhận thức của người dân về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề chịu sự tác động lớn của các đối tượng: Phụ huynh học sinh, học sinh - thanh niên và các cơ quan chức năng (Nhà trường THCS, THPT và cơ quan nhà nước).

Quan niệm cho rằng chỉ có bằng đại học mới có thể tìm được việc làm có lương cao, ổn định, ảnh hưởng lớn đến công tác tuyển sinh, công tác GDNN. Đồng thời dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, không tận dụng được tiềm lực của toàn bộ nguồn nhân lực, phục vụ phát triển quê hương, đất nước. Bên cạnh nhận thức về học nghề của người lao động chưa cao, quan niệm của các bậc phụ huynh học sinh vẫn nặng về bằng cấp, bằng mọi giá phải cho con em mình thi đậu vào các trường cao đẳng, đại học. Quan niệm xem trọng bằng cấp có nguồn gốc từ trong xã hội mà nền kinh tế tự cung tự cấp, phần lớn người LĐ tham gia làm việc ở khu vực nông thôn, công nghiệp - thương mại - dịch vụ ít được chú trọng. Người học với mục đích giúp ích cho đất nước, mang về danh tiếng cho làng quê, nơi đã nuôi dưỡng họ trưởng thành. Người có học trong xã hội nông nghiệp rất được coi trọng vì họ nằm trong số rất ít người ở quê được “học cái chữ cái nghĩa”. Do vậy khi xếp tầng lớp trong xã hội thì sỹ phu được đứng hàng đầu, sau đó đến nông dân, công nhân, tầng lớp thương nhân xếp ở vị trí cuối cùng.

Đến nay, quan niệm cho rằng trình độ học vấn càng cao khả năng tìm việc làm ổn định vẫn còn ăn sâu vào trong nếp nghĩ của đông đảo phụ huynh, tác động trực tiếp đến nhận thức và thái độ hướng nghiệp của học sinh về tầm quan trọng của bằng cấp, nhiều khi không nhìn thấy được giá trị của việc học nghề. Khi quy mô tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp còn chiếm tới 90% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và chỉ khoảng 10% học sinh học nghề. Số đỗ chính thức vào các trường đại học khoảng 60%, nhưng số còn lại sẽ tiếp tục vào các trường tư thực hoặc cao đẳng, khi đó gần như không còn lượng học sinh tham gia học nghề.

Về phía các cơ quan chức năng và một bộ phận xã hội vẫn chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của GDNN trong sự phát triển kinh tế - xã hội và trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập quốc tế hiện naỵ Công tác tư vấn nghề nghiệp và hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THCS, THPT còn yếu, chưa thuyết phục, chưa làm cho xã hội, nhất là học sinh phổ thông, thanh niên và phụ huynh học sinh hiểu đúng và lựa chọn học nghề phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân, gia đình. Thêm vào đó, hoạt động hướng nghiệp của các trường Trung học phổ

thông đa phần đều tập trung vào các trường ĐH nên lựa chọn học nghề có thể coi là lựa chọn cuối cùng khi không thể vào ĐH được.

Để thay đổi được nhận thức là một việc làm lâu dài, không thể một sớm một chiều, một khi đã thay đổi sẽ tác động đến hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho người lao động. Năm 2017 là năm cột mốc quan trọng của hệ thống GDNN khi Chính phủ chính thức giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực GDNN cho Bộ LĐ-TB&XH (trừ các ngành và trường trung cấp và cao đẳng sư phạm) và cũng trong năm 2017, hệ thống cơ sở GDNN chính thức tuyển sinh và hoạt động theo Luật Giáo dục nghề nghiệp. Từ đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tăng tính tự chủ hơn trong hoạt động về tài chính và tuyển sinh, đẩy mạnh hơn nữa công tác tư vấn tuyển sinh, hoạt động tư vấn hướng nghiệp,.. đã và sẽ có những chuyển biến tích cực trong nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hộị

Với cơ cấu NNL vừa thiếu vừa mất cân đối như hiện nay, cũng như những yêu cầu ngày càng cao của nhu cầu xã hội và toàn cầu hóa, không còn phương án giải quyết nào khác là Việt Nam cần phải tập trung đào tạo đội ngũ LĐ kỹ thuật có tay nghề tốt, có kỹ năng và phẩm chất tốt. Nhận thức của toàn xã hội phải thay đổi, tâm lý xã hội và tư duy khoa cử, chuộng bằng cấp vốn ăn sâu vào tư duy, nhận thức của con người, là nguyên nhân dẫn đến lệch lạc trong nhận thức về học nghề, giáo dục nghề nghiệp sẽ dần dần thay đổị Quan niệm học nghề không có tương lai sẽ thay đổi khi mà việc tuyển dụng vào các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp thay đổị Chất lượng tại các cơ sở GDNN đã ngày càng được khẳng định thông qua việc Việt Nam 3 lần đạt giải nhất toàn đoàntrong cuộc thi tay nghề ASEAN, học sinh sinh viên Việt Nam giành nhiều huy chương, chứng chỉ xuất sắc tại nhiều cuộc thi tay nghề khu vực ASEAN và thế giới, chất lượng dạy nghề đã từng bước tiếp cận với trình độc của khu vực và quốc tế. Năm 2017 tại cuộc thi tay nghề thế giới tại Abu Dhabi thuộc các tiểu ương quốc Ả Rập xê Út, Đoàn Việt Nam đã chính thức đạt 1 HCĐ và 5 chứng chỉ xuất sắc. Đồng thời, với kỹ năng nghề nghiệp của HS,SV tốt nghiệp tại các cơ sở GDNN nâng lên, họ đã tham gia vào hầu hét các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đảm nhiệm những vị trí quan trọng, phức tạp mà giai đoạn trước phải do các cố vấn, “chuyên gia nước ngoài” thực hiện như lĩnh vực viễn thông, dầu khi, cầu đường… Theo báo cáo tổng kết của các cơ sở giáo dục và thống kê của Bộ LĐ-TB&XH “khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ này đạt trên 90%, đặc biệt có ngành, nghề

đạt tỷ lệ 100%... đã là những minh chứng rõ ràng nhất góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về vấn đề giáo dục nghề nghiệp”[9].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)