Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 90 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình đào tạo

* Mục tiêu của biện pháp

- Kiểm tra, đánh giá là một chức năng của quá trình quản lý đào tạo nhằm thu thập các thông tin ngược về quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện để Ban giám hiệu có những căn cứ xác thực trong việc ra quyết định điều chỉnh cho phù hợp. Mục tiêu của biện pháp này là nhằm quán triệt công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường phải được thực hiện một cách khách quan, chính xác. Từ đó biết được thông tin về mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đồng thời có thông tin phản hồi để giúp giảng viên, HSSV tự điều chỉnh cách dạy, cách học nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Đổi mới kiểm tra, đánh giá là khâu đột phá quan trọng trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng liên kết đào tạọ Đổi mới kiểm tra đánh giá cũng có tác dụng thúc đẩy việc dạy và học theo phương pháp tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ hiện naỵ

* Nội dung của biện pháp

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, HSSV về đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn của giảng viên hoặc sinh hoạt lớp của sinh viên.

- Công tác kiểm tra đánh giá phải được thực hiện thường xuyên thông qua các hoạt động trên lớp (điểm danh số buổi có mặt, theo dõi ý thức, thái độ xây dựng bài); kiểm tra các hoạt động tự học của sinh viên (thông qua nội dung phát biểu trong các giờ thảo luận, chất lượng các bài tập ở nhà do giảng viên giao),…

- Đa dạng hóa các hình thức thi, kiểm tra giúp đánh giá được khả năng tự học, sự phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của sinh viên trong học tập như: viết tiểu luận, seminar chuyên đề, giải quyết tình huống, thực hành, thực tập, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, thi tự luận,…

* Cách tiến hành biện pháp

- Tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi đối với những học phần chưa có ngân hàng đề. Ngân hàng đề phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, thực tiễn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Ngân hàng đề không những phải bao quát toàn bộ chương trình môn học bao gồm cả phần tự học của sinh viên mà còn phải bao gồm những tri thức tự luận, sáng tạo của người học nhằm phát triển năng lực của người học. Đề thi phải được xây dựng theo hướng tổng hợp nhiều loại câu hỏi: câu tự luận, câu trắc nghiệm khách quan, câu liên hệ thực tiễn, câu sáng tạo, câu bài tập tính toán,… tùy thuộc vào nội dung từng môn học.

- Với các học phần đã có ngân hàng câu hỏi, hằng năm cần yêu cầu các tổ bộ môn phụ trách học phần điều chỉnh các câu hỏi cũ (nếu cần) và bổ sung thêm 20%

số lượng câu hỏi để điều chỉnh những kiến thức đã lỗi thời đồng thời cập nhật thêm những kiến thức cần bổ sung, làm phong phú hơn ngân hàng đề đã có.

- Đảm bảo nội dung kiểm tra, đánh giá theo đúng mục tiêu đào tạo của từng môn học theo các mức độ nhận thức, các bậc kĩ năng, kĩ xảo và các bậc của năng lực tư duy mà môn học dự kiến người học phải đạt được sau khi học xong.

- Khoa, bộ môn chủ quản tổ chức thảo luận, trao đổi giữa các giảng viên để thống nhất cách đánh giá cho các học phần như quy định trong đề cương chi tiết, thống nhất trong đánh giá giữa các giảng viên cùng dạy một học phần. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động đào tạo theo HTTC bởi lẽ, trong phương thức đào tạo này sinh viên được tự do lựa chọn giảng viên. Như vậy, nếu có tình trạng giảng viên không thống nhất trong đánh giá thì sinh viên sẽ có xu hướng chọn đăng kí những giảng viên dễ dàng trong đánh giá, cho sinh viên điểm caọ Như vậy sẽ ảnh hưởng tới công tác sắp xếp, điều phối lớp học và giảng viên dạy, cũng ảnh hưởng tới chất lượng đào tạọ

- Tổ chức thi và thực hiện các công việc sau thi (chấm bài, lên điểm, thông báo điểm cho sinh viên, xem lại điểm khi có đơn đề nghị,…) một cách chính xác, khoa học, công bằng.

- Xử lý nghiêm đối với sinh viên và giảng viên vi phạm quy chế thị

- Bồi dưỡng cho sinh viên năng lực tự đánh giá để điều chỉnh cách học, giảng viên tạo điều kiện để sinh viên được tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau trong học tập, rèn luyện.

- Tổ chức hội thảo với sự tham gia của các giảng viên liên quan đến môn học, các giảng viên đã và đang dạy môn học này trao đổi, học tập kinh nghiệm với các trường cao đẳng khác có cùng môn học.

- Lấy ý kiến phản hồi từ giảng viên, HSSV về công tác kiểm tra, đánh giá của Nhà trường để có những điều chỉnh phù hợp.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường có cơ chế, chính sách tài chính hợp lý để đầu tư cho hoạt động đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá (biên soạn ngân hàng câu hỏi, bổ sung, điều chỉnh ngân hàng đề cũ, tổ chức hội thảo,…).

- Nhà trường cần có đội ngũ chuyên viên, giảng viên có tri thức về kiểm tra, đánh giá để soạn thảo các quy chế, quy định về lĩnh vực nàỵ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)