Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý liên kết đào

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 95 - 117)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý liên kết đào

tạo tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn

Để tiến hành kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý LKĐT ở trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát đánh giá trưng cầu ý kiến, phỏng vấn trao đổi trực tiếp để “khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi” của các biện pháp với các khách thể được xin ý kiến gồm có 160 ngườị

Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi được xác định:

Mức độ cần thiết gồm: 1- Rất cần thiết, 2 - Cần thiết, 3 - Chưa cần thiết. Tính khả thi theo 3 mức: 1 - Rất khả thi, 2- Khả khi, 3- Chưa khả thị

Để đánh giá được tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm và tổng hợp kết quả ở bảng dưới:

Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể khảo sát về biện pháp quản lý liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn (n = 160)

Biện pháp quản lý Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%)

1 2 3 1 2 3

1. Phát triển chương trình đào tạo, phối hợp chặt

chẽ với các đơn vị liên kết xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình

66.3 33.7 - 50.6 48.8 0.6

2. Xây dựng hệ thống các văn bản đồng bộ giữa

nhà trường và các đơn vị liên kết trong công tác

quản lý mục tiêu chương trình, kếhoạch đào tạo

71.3 27.5 1.2 66.2 30 3.8

3. Đổi mới phương thức quản lý, kết hợp chặt chẽ

với cơ sở liên kết đào tạo quản lý kế hoạch, mục tiêu đào tạo

70 26.9 3.1 72.4 25.7 1.9

4. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho

đội ngũ làm công tác LKĐT và quản lý hoạt

động LKĐT

73.1 26.9 0 65.6 34.4 0

5. Tăng cường hoạt động quản lý học viên 68.2 28.7 3.1 71.3 28.7 0

6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong

quá trình đào tạo 63.2 35.5 1.3 65.6 30.6 3.8

7. Huy động nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất

phục vụ liên kết đào tạo 43.8 50.9 5.3 42.5 55.7 1.8

Từ kết quả tổng hợp khảo nghiệm đánh giá về các biện pháp quản lý quản lý liên kết đào tạo ở trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn thông qua khảo sát các khách thể nghiên cứu cho thấy:

- Về mức độ cần thiết

Các biện pháp đề xuất đều được đa số khách thể khảo sát đánh giá ở mức độ rất cần thiết. Trong đó, biện pháp 4 tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác liên quan đến hoạt động LKĐT và quản lý hoạt động LKĐT và biện pháp 5: Tăng cường hoạt động quản lý học viên được đánh giá có tính cần thiết cao nhất. Biện pháp được đánh giá có tính cần thiết thấp nhất là biện pháp 7: Huy động nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất phục vụ liên kết đào tạọ Thực tế cho thấy những năm qua nhà trường đã được Chính phủ Luxembourg tài trợ mua sắm các thiết bị hiện đại cho các nghề thuộc khối công nghiệp, còn các nghề thuộc khối nông nghiệp lại được thụ hưởng từ dự án nâng cao năng lực của Chính phủ hàng năm cho mua sắm và thiết bị, vật tư dùng cho thực nghề. Việc tập trung các nguồn lực để nâng cao điều kiện cơ sở vật chất cho đào tạo có tính cấp thiết thấp nhất vì biện pháp này một phần đã và đang được quan tâm thực hiện.

- Về tính khả thi

Theo ý kiến của khách thể khảo sát, các biện pháp đề xuất đều đảm bảo có tính khả thi tương đối cao, thể hiện các biện pháp đều được đánh giá ở mức độ 1 trở lên từ 42.5 % đến 72.4%. Trong đó, biện pháp 4 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác liên quan đến hoạt động LKĐT và quản lý hoạt động LKĐT và biện pháp 5: Tăng cường hoạt động quản lý học viên được đánh giá có tính cần thiết cao nhất. Biện pháp được đánh giá có tính khả thi thấp nhất biện pháp 7: Huy động nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất phục vụ liên kết đào tạọ Điều này cho thấy là việc tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị giảng dạy phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách, điều này khó có thể bị tác động bởi nhà trường và khó thay đổi, mặt bằng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn còn nghèo, các nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề còn rất khiêm tốn; các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn hoạt động với quy mô nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu của người học và nhà trường; Tuy nhiên kết quả chung như vậy cho thấy các biện pháp có thể áp dụng và đem lại hiệu quả trong thực tiễn.

Từ kết quả khảo nghiệm nêu trên, cho thấy muốn nâng cao công tác quản lý LKĐT của trươngcần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp đã đề ra, không được coi nhẹ bất kỳ một biện pháp nàọ Các biện pháp này vừa cần thiết cho hiện tại và cho cả tương lai lâu dài trong sự phát triển của hoạt động đào tạo nói chung và liên kết đào tạo của nhà trường nói riêng. Để nhà trường ngày càng phát triển và có chất lượng đào tạo tốt thì nâng cao chất lượng quản lý liên kết đào tạo là một đòi hỏi cần thiết.

Kết luận chương 3

Quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn đã đạt được những thành tựu tích cực, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động liên kết đào tạọ Thực tế hiện nay nhà trường mới chỉ thực hiện được hoạt động liên kết đào tạo với các trung tâm GDTX, các trường cao đẳng và chưa liên kết đào tạo với doanh nghiệp. Mối liên hệ với doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở công tác phối hợp đào tạo, giới thiệu sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp cũng như tư vấn và giới thiệu việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp.

Trong chương 3, từ sự tìm hiểu, phân tích và trưng cầu ý kiến của các khách thể khảo sát có liên quan, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế hiện nay trong công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạọ Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 và kết quả đánh giá thực trạng ở chương 2, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp:

Biện pháp 1: “Phát triển chương trình đào tạo, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên kết (nhà trường, doanh nghiệp…) trong việc xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình”

Biện pháp 2: “Xây dựng hệ thống các văn bản đồng bộ giữa nhà trường và các đơn vị liên kết trong công tác quản lý mục tiêu chương trình, kế hoạch đào tạo”.

Biện pháp 3: “Đổi mới phương thức quản lý, kết hợp chặt chẽ với cơ sở liên kết đào tạo quản lý kế hoạch, mục tiêu đào tạo”.

Biện pháp 4: “Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác liên quan đến hoạt động LKĐT và quản lý hoạt động LKĐT”.

Biện pháp 5: “Tăng cường hoạt động quản lý học viên”.

Biện pháp 6: “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình đào tạo” Biện pháp 7: “Huy động nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất phục vụ liên kết đào tạo”

Khi tiến hành khảo nghiệm với 7 biện pháp trên thông qua phiếu thăm dò cho thấy các biện pháp đều có tính cần thiết và khả thi caọ Các biện pháp đã tạo nên một hệ thống đồng bộ, có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhaụ Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo đầy đủ, không nên có sự coi nhẹ biện pháp nàọ Ban giám hiệu Trường có thể áp dụng vào thực tiễn quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý liên kết đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Chất lượng hoạt động đào tạo phụ thuộc vào 4 yếu tố, đó là: đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất - trang thiết bị, chất lượng đầu vào và công tác quản lý; trong đó công tác quản lý giữ vai trò quan trọng vì trong điều kiện đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào như nhau, nơi đâu quản lý tốt thì nơi đó có chất lượng đào tạo tốt hơn. Vì vậy, đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo phải bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục.

Liên kết đào tạo là “một mô hình trong giáo dục nhằm tạo cơ hội học tập cho toàn xã hộị Nhờ cách này mà nhiều người ở vùng sâu, vùng xa; nhiều người bận làm việc, không có thời gian... cũng có cơ hội học tập lên caọ Liên kết đào tạo không phải là một hình thức mới trong ngành giáo dục và nó đang ngày càng phát triển do nhu cầu học tập của các cá nhân đang ngày càng caọ Không chỉ có liên kết đào tạo ở các ngành nghề hấp dẫn như tài chính, kế toán, ngoại ngữ, loại hình liên kết đào tạo còn mở rộng cho khối kỹ thuật, thậm chí phát triển nhanh ở cả lĩnh vực dạy nghề” [2]. Các trường cao đẳng nghề nói chung, trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn nói riêng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật lao động trực tiếp trong sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa và vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội, có vị trí vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng… của một địa phương, khu vực. Quản lý hoạt động dạy nghề đáp ứng nhu cầu xã hội là nội dung rất quan trọng đối với Hiệu trưởng trường cao đẳng nghể DTNT, trong đó có sự phối hợp và cùng tham gia thực hiện là đội ngũ nhà giáo và các tổ chức chính trị xã hội, quần chúng nhân dân, học sinh, thành phần quan trọng không thể thiếu là các nhà Doanh nghiệp, Doanh nhân,…

Quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề, gồm các nội dung chủ yếu như: Quản lý mục tiêu dạy nghề; quản lý hoạt động tuyển sinh; quản lý kế hoạch đào tạo và chương trình đào tạo; quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên; quản lý hoạt động học tập thực tập, thực hành và rèn luyện của học sinh; quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở thực hành, trang thiết bị dạy nghề, vật tư phục vụ đào tạo nghề,quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề; quản lý việc lấy ý kiến phản hồi thông tin từ người học; phối hợp lấy thông tin phản hồi từ người sử dụng lao động (doanh nghiệp, cơ sở sản xuất) để kịp thời điều chỉnh chương trình, giáo trình dạy nghề cho phù hợp thực tiễn; khảo sát nhu cầu học nghề và tư vấn hướng nghiệp,…

Trong quá trình quản lý hoạt động LKĐT nghề, có nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp như: nhận thức của người dân về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ đó ảnh hưởng đến hoạt động liên kết đào tạo; phương thức, cơ chế liên kết và lợi ích của các đơn vị tham gia liên kết ảnh hưởng đến việc gia tăng hay thu hẹp phạm vi hoạt động liên kết đào tạọ Ngoài ra, khi đi cụ thể hơn nữa các yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến đó là các chính sách quản lý vĩ mô, môi trường kinh tế-xã hội, đặc điểm và đặc thù nghề, nhu cầu người học, năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh; chất lượng tuyển sinh đầu vào; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, xưởng thực hành; chương trình giáo trình dạy nghề lỗi thời; lứa tuổi và giới tính, tâm sinh lý học sinh; truyền thống văn hóa dân tộc vùng miền; quan niệm về học nghề và việc làm hoặc bằng cấp học hàm, học vị,...

Qua kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động LKĐTnghề tại trường Cao đẳng nghê DTNT Bắc Kạn, cho thấy Ban giám hiệu nhà trường đã sử dụng kết hợp hài hòa nhiều biện pháp khác nhau để quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề của nhà trường trong các năm học vừa qua; các hoạt động liên kết đào tạo nghề của nhà trường đã đạt một sô kết quả nhất định, quy mô tuyển sinh đào tạo hằng năm ổn định; chất lượng đào tạo ngày càng được khẳng định về thương hiệu được thị trường lao động và xã hội công nhận thông qua sản phẩm là học sinh tốt nghiệp đã cơ bản đáp ứng và tiếp cận ngay với vị trí việc làm, vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn sản xuất.

Để quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề tại trường có hiệu quả hơn nữa, Ban giám hiệu trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn cần phải quan tâm thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp sau:

- Phát triển chương trình đào tạo, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên kết (nhà trường, doanh nghiệp…) trong việc xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình.

- Xây dựng hệ thống các văn bản đồng bộ giữa nhà trường và các đơn vị liên kết trong công tác quản lý mục tiêu chương trình, kế hoạch đào tạọ

- Đổi mới phương thức quản lý, kết hợp chặt chẽ với cơ sở liên kết đào tạo quản lý kế hoạch, mục tiêu đào tạọ

- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác liên quan đến hoạt động LKĐT và quản lý hoạt động LKĐT.

- Tăng cường hoạt động quản lý học viên.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá. Đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình đào tạọ

- Đầu tư nguồn lực cho liên kết đào tạo, huy động nguồn lực từ các ban, ngành, các sơ sở dạy nghề, doanh nghiệp từng bước cải thiện, nâng cao điều kiện CSVC, thiết bị đào tạọ

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi qua ý kiến đánh giá của các khách thể (cán bộ quản lý, giáo viên, quản lý doanh nghiệp, học viên) cho thấy các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi caọ Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn cần phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đã đề ra, không được coi nhẹ bất kỳ biện pháp nàọ

2. Khuyếnnghị

2.1. Đối với UBND tỉnh Bắc Kạn

- Ban lãnh đạo tỉnh cần xem xét kỹ để xây dựng quy hoạch và phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh khoa học và có hiệu quả. Cơ sở giáo dục nào hoạt động chưa hiệu quả cần quan tâm và tạo các điều kiện để cơ sở giáo dục đó đạt các mục tiêu đề ra và thực hiện được nhiệm vụ đào tạọ Đồng thời, có kế hoạch sát nhập các cơ sở GDNN trùng lặp, hoạt động không hiệu quả nhằm giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bởi sự trùng chéo ngành nghề, trình độ đào tạo, thiếu sự liên kết và không hiệu quả trong hoạt động đào tạo.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ, tạo điều kiện ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp tích cực trong hoạt động phối hợp đào tạo, LKĐT với các cơ sở GDNN, tăng tính liên kết trong đào tạo đồng thời tăng tính tự chủ về tuyển sinh, quản lý và tài chính cho các cơ sở GDNN nói chung, trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn nói riêng.

- Phân bổ nguồn kinh phí một cách hợp lý để đầu tư cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tăng cường kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu nâng cao năng lực đào tạo nghề. Huy động nguồn vốn đầu tư đồng bộ CSVC, trang thiết bị theo hướng hiện đại đáp ứng cho hoạt động dạy và học, cao chất lượng đào tạo, cung

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 95 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)