Cơ cấu và sự phát triển của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 37 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Cơ cấu và sự phát triển của nền kinh tế

“Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Điều này đòi hỏi cần phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại - dịch vụ, v.v”. Thực tế đã cho thấy, khi nền kinh tế nước ta trong thời kỳ khủng hoảng (thập kỷ 80 của thế kỷ XX), nhu cầu về công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ cũng giảm theo, đồng thời làm cho hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp suy giảm. Tuy nhiên, khi nền kinh tế dần phục hồi, thì nhu cầu nhân lực về công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng, chất lượng, từ đó, làm cho công tác đào tạo nghề, dạy nghề cũng phát triển theọ

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và toàn cầu của nền kinh tế quốc tế, nhiều vấn đề nảy sinh cần có cách nhìn nhận xác định đúng đắn đâu là vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết và nếu giải quyết rốt ráo sẽ mang lại chuỗi giá trị cho xã hộị Đối với Việt Nam, là một nước nằm trong khu vực các quốc gia đang phát triển mạnh, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu ngành kinh tế, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế quốc giạ Do vậy, đào tạo nghề manh che nang nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp là việc làm có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung nền kinh tế ở hiện tại và tương laị Đến lượt mình, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác động trở lại đối với công tác đào tạo nghề theo hai hướng, một mặt thúc đẩy đào tạo nghề phát triển cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển nếu như có sự phù hợp giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và công tác đào tạo nghề, mặt khác sẽ kìm hãm việc đào tạo nghề nếu như không phù hợp hoặc phát triển không tương ứng với nhu cầu thực tế đang đòi hỏị

Để có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, thì chất lượng nguồn lao động phải ngày càng nâng caọ Chính vì vậy, chất lượng GDNN cũng phải được nâng cao phát triển hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tiến trình phát triển. Toàn cầu hoá - cơ hội và thách thức cho toàn bộ các quốc gia, từ phát triển hay đang phát triển cho đến chưa phát triển. Như chúng ta đã thấy, hội nhập kinh tế toàn cầu là cơ hội lớn về xuất khẩu lao động nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của các nước phát triển, tiếp thu trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến… Đối với cơ hội xuất khẩu lao động nước ngoài làm việc, là giải pháp cấp thiết trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, tạo cơ hội tăng thu nhập cá nhân và tỷ

giá hối đoái về cho quốc giạ Người lao động có được cơ hội học hỏi nâng cao tay nghề, trình độ hiểu biết, hình thành lối văn hoá ứng xử theo hướng công nghiệp. Sự tiếp thu nhanh chóng văn hoá sẽ đẩy nhanh quá trình hội nhập toàn cầu của người lao động nói riêng và của quốc gia, dân tộc nói chung. Đối với cơ hội thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cũng là cách hữu hiệu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong nước nhằm thu hút sự đầu tư ngày một tăng. Các tập đoàn xuyên quốc gia luôn hướng tới việc đầu tư cho các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới, mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, có rất nhiều loại, chẳng hạn như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 37 - 38)