8. Cấu trúc luận văn
2.5.2. Những mặt hạn chế
Thứ nhất, việc tổ chức tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp và khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của con em các dân tộc ở tỉnh Bắc Kạn chưa thực hiện hiệu quả, chưa huy động được sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp... đặc biệt là đội ngũ giáo viên và học sinh các trường THCS và các trường THPT trong địa bàn tỉnh. Mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp đã góp phần làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của đại bộ phận dân cư nhưng với hệ tư tưởng cố hữu chuộng bằng cấp, coi học nghề là lựa chọn cuối cùng, chưa hiểu đúng vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách tuyển sinh của các trường Đại học, cao đẳng chuyên nghiệp ngày càng mở rộng cả về số lượng ngành nghề và số lượng sinh viên tuyển sinh, có những trường chỉ xét học bạ Trung học phổ thông, điều này đã thu hút phần lớn lượng học sinh - sinh viên của tỉnh.
Đầu tư cơ sở vật chất và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của nhà trường còn nhiều bất cập và khó khăn. Nguồn kinh phí hoạt động của nhà trường còn nhiều hạn chế nên chủ yếu trông đợi vào nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và từ các nguồn huy động khác.
Đổi mới hoạt động dạy và học, tổ chức thực hành, thực tập trong các khâu tổ chức kế hoạch đào tạo còn thụ động và cứng nhắc, một số cán bộ QL, GV ngại va chạm vì vậy chưa mạnh dạn thực hiện (vẫn duy trì giảng dạy theo tư duy, lấy người thầy làm trung tâm trong hoạt động dạy và học).
Tổ chức xây dựng và điều chỉnh nội dung chương trình, giáo trình dạy nghề chưa kịp thời, chủ yếu mới tập trung vào dịp kết thúc năm học mới tổ chức thống kê, đề xuất điều chỉnh,... có nhiều bất cập, trong quá trình tổ chức dạy nghề không được phản ánh một cách đầy đủ và kịp thờị
Sự hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo và dạy nghề chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả thực hiện chưa được phát huy và duy trì chưa thường xuyên. Nhà trường vẫn đào tạo theo nội dung là thế mạnh đào tạo củanhà trường, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.