Phát triển chương trình đào tạo, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên kết

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 79 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Phát triển chương trình đào tạo, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên kết

trường, doanh nghiệp…) trong việc xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình

* Mục tiêu của biện pháp

- Ban giám hiệu, hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Ban quản lý chương trình đào tạo, các tiểu ban quản lý CTĐT triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là xây dựng các CTĐT phù hợp với nhu cầu thực tế xã hội, những đòi hỏi của thực tế doanh nghiệp, giáo trình thiết kế phù hợp với môn học, với trình độ người học. CTĐT, giáo trình đào tạo của nhà trường cần đáp ứng được nhu cầu xã hội, phù hợp với trình độ và khả năng người học để từ đó không những nâng cao chất lượng người học mà còn cung cấp cho người học những kỹ năng mềm, kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc.

- Thời gian học tuân thủ theo quy định chung của Bộ LĐ-TB&XH đã đề ra, các môn học, mô đun của CTĐT đảm bảo mục tiêu vừa sức với người học nhưng vẫn đảm bảo tính hiện đại và hội nhập quốc tế và có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo nghề tiên tiến của khu vực và thế giới (tỷ lệ số giờ Lý thuyết khoảng 25% - 45%, tỷ lệ số giờ thực hành khoảng 55% - 75% đôi với trình độ đào tạo trung cấp, lý thuyết 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70% đối với trình độ cao đẳng) [17].

* Nội dung của biện pháp

- Kết thúc học kỳ hoặc môn học, mô-đun nhà trường kết hợp với các đơn vị liên kết đào tạo tiến hành tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung kịp thời những thay

đổi của giáo trình, tài liệu học tập do những thay đổi trong chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay sự thay đổi trong công nghệ, những sáng kiến mới, phát minh mới ra đời,... đồng thời có dự báo để phát triển chương trình đào tạo mới hoặc cập nhật các thiết bị dạy học hiện đại đảm bảo tính kế thừa, tính liên thông, không quá coi trọng chạy theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Khi nhà trường phát triển liên kết đào tạo với DN, cần có cơ chế để các chủ doanh nghiệp tham gia vào quá trình biên soạn giáo tình, chương trình đào tạo thông qua các Hội nghị cộng tác viên, các seminar khoa học. Đây là cách thức hiệu quả để các nhà đào tạo nắm được những kiến thức chuyên môn cũng như những tư chất mà doanh nghiệp rất cần ở những HS, SV tốt nghiệp. Hiện nay theo chỉ đạo điều chỉnh của Bộ LĐ-TB&XH có những điểm rất tích cực, thể hiện rõ quan điểm tăng tính tự chủ, linh hoạt, tính khác biệt và tính thích ứng của chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phần cứng các học phần do Bộ quy định chỉ chiếm khoảng 30%, phần lớn nội dung chương trình đào tạo là do cơ sở giáo dục tự xây dựng.

- Rà soát, xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo với nhiều môn học tự chọn ở tất cả các khối kiến thức của một chuyên ngành đào tạọ Một chuyên ngành đào tạo có thể có nhiều nhánh rẽ ở các môn học chuyên ngành để học sinh có sự lựa chọn khi đã học xong các khối kiến thức cơ sở và cơ bản. Sau khi CTĐT đã được xây dựng tổ chức tốt việc khảo sát nhu cầu trước khi tổ chức xây dựng chương trình đào tạo nghề mới và có dự báo một số nghề có thể xuất hiện trong tương lai gần.

- Các DN có thể tham gia hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, tham gia giảng dạy một số học phần hoặc chuyên đề phù hợp với năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhà quản lý DN hoàn toàn có thể trở thành những cộng tác viên tin cậy và có chất lượng cho các cơ sở giáo dục.

* Cách tiến hành

- Quy định rõ trong hợp đồng LKĐT về phương thức liên kết, nhiệm vụ và trách nhiệm của đơn vị xây dựng CTĐT và trách nhiệm của đơn vị tham gia liên kết trong việc cùng thiết kế, hoàn thiện CTĐT, giáo trình giảng dạỵ

- Thiết kế lại cấu trúc chương trình khung theo các mô đun kỹ năng nghề nghiệp: Trường tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề để phân tích chương trình khung của Bộ LĐ-TB&XH ban hành, đối chiếu với các nghề xã hội mà các DN đang có nhu cầu đào tạo, thiết kế lại cấu trúc chương trình khung để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Để xây dựng chuẩn đầu ra của từng mô-đun kỹ năng nghề của CTĐT, nhà trường cần liên kết với các DN để tổ chức thiết kế lại mục tiêu đào tạo theo chuẩn đầu ra, chuẩn công nghiệp. Với phương thức đào tạo theo năng lực thực hiện, nội dung CTĐT của mô đun kỹ năng nghề được thiết kế tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để thực hiện từng công việc của nghề. Thời gian đào tạo mô đun kỹ năng nghề không dài (từ 3 - 6 tháng), do vậy nội dung của CTĐT phải ngắn gọn, thực hành là chủ yếu, lý thuyết chỉ đủ để học sinh biết được phương pháp và quy trình để thực hiện các thao tác, các công việc của nghề trong phạm vi mô-đun kỹ năng hành nghề. Thiết kế nội dung chương trình các môn học cần được thực hiện theo các bước sau:

- Lựa chọn những nội dung trong chương trình khung phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

- Tinh giản nội dung: Chương trình khung hiện nay đang bị đánh giá vẫn hơi nặng về lý thuyết và nhẹ về thực hành. Nhiều nội dung được cấu trúc theo môn học nên nhiều kiến thức không cần thiết. Vì vậy, cần tinh giản nội dung để đưa vào mô đun kỹ năng nghề.

- Hiện đại hóa nội dung: Chương trình khung đào tạo các nghề được xây dựng từ nhiều năm nay trong khi sản xuất luôn biến đổi dưới tác động của sự phát triển công nghệ cũng như quản lý sản xuất. Bởi vậy, nội dung CTĐT mô đun kỹ năng nghề cần được hiện đại hóa cho phù hợp với nhu cầu xã hộị

- Bổ sung những nội dung còn thiếu theo yêu cầu về chất lượng lao động của doanh nghiệp.

Để đào tạo đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, một nhiệm vụ quan trọng của các trường dạy nghề là phải thường xuyên quan tâm đến việc phát triển chương trình đào tạọ Cần loại bỏ những mô đun mà nhu cầu xã hội không còn đòi hỏi, đồng thời thiết kế bổ sung thêm các mô đun mới theo yêu cầu của doanh nghiệp mà trong chương trình khung chưa có. Để đạt được chương trình đào tạo phù hợp trên thì cần phối hợp với các đơn vị liên kết đào tạo thông qua các buổi họp, buổi hội thảo để đánh giá những thành tích và hạn chế của chương trình đào tạo, đồng thời bố trí để có sự tham gia của các doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp trong việc xây dựng mục tiêu, cấu trúc cũng như nội dung chương trình đào tạọ

Phân tích, điều chỉnh, bố trí các nội dung còn lại của chương trình khung sao cho chương trình đáp ứng được mục tiêu đào tạo, giúp học sinh, có đủ các kiến thức, kỹ năng nghề sau khi tốt nghiệp.

Ngoài những nội dung đã được chọn lọc để đưa vào CTĐT các mô đun kỹ năng nghề, chương trình khung còn một số nội dung của các môn học khác: Chính trị, quân sự, quản lý,… cần được sắp xếp, bố trí cho phù hợp với kế hoạch đào tạo để đào tạo các hệ dài hạn theo chỉ tiêu hàng năm được UBND tỉnh giaọ

-Bổ sung nội dung giảng dạy môn học kỹ năng mềm cho học sinh, lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm, đặc thù của ngành nghề đào tạọ Ngoài ra, cần chú trọng thời gian học tập ngoại khóa định kỳ cho học sinh, có điều kiện trải nghiệm thực tế cơ sở sản xuất,...

* Điều kiện thực hiện

- Thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình đào tạo cấp trường và các tiểu ban quản lý CTĐT (cấp khoa hoặc tổ môn).

- Hằng năm xây dựng kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo hoặc Ban quản lý chương trình đào tạo và có phân công, phân nhiệm thật cụ thể cho thành viên của Ban.

- Liên kết với doanh nghiệp và chuyên gia có kinh nghiệm,mời họ tham gia cùng nhà trường trong việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo trong hợp đồng đào tạo khác để xây dựng chương trình, giáo trình. Ngoài ra, còn tổ chức khảo sát và học hỏi kinh nghiệm ở các cơ sở đào tạo có cùng chức năng để có được chương trình phù hợp, hiệu quả.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ năng lực về chuyên môn và khoa học giáo dục để thiết kế các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và theo yêu cầu đặt hàng của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, trưởng phòng Đào tạo, trưởng các khoa và tổ bộ môn cần có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết việc quản lý hoạt động LKĐT và vai trò của việc xây dựng quy chuẩn CTĐT, giáo trình đào tạo ở trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn.

- Có nguồn kinh phí tối thiểu để phát triển CTĐT, giáo trình đào tạo nghề hiện đại hoặc có thể mua các chương trình của cơ sở khác, trong đó có cả chương trình của nước ngoài về tham khảọ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 79 - 82)