Quản lý hoạt động liên kết đào tạo trong hoạt động giảng dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 60 - 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Quản lý hoạt động liên kết đào tạo trong hoạt động giảng dạy của giáo viên

Đối với hình thức phối hợp đào tạo, liên kết với các trường cao đẳng khác, nhà trường vẫn quản lý hoạt động giảng dạy của GV thông qua 3 nội dung chính: “Quản lý việc giảng viên thực hiện quy chế đào tạo, quản lý việc giảng viên sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học và quản lý đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên”.

Giảng viên tham gia giảng dạy tại Trường đều phải tuân thủ các quy chế và quy định liên quan đến công tác giảng dạy được Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB &XH quy định tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, quy định của các cơ quan Nhà nước và Trường ban hành: như quy định chế độ làm việc đối với giảng viên; quy định về nghiên cứu khoa học đối với GV của Trường. GV phải đảm bảo tuân thủ tuyệt đối lịch giảng dạy đã được phân công, giảng dạy theo đúng giáo trình môn học và đề cương chi tiết của tiết học đã chuẩn bị và được phê duyệt bởi người có thẩm quyền.

Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy Phòng Đào tạo kết hợp với các khoa, bộ môn lập và chuyển lịch trình giảng dạy theo mẫu chi tiết cho từng môn học, từng GV cho từng đối tượng cụ thể. Trên cơ sở lịch giảng được phân công, GV đã thực hiện công việc giảng dạy của mình. Nhà trường quản lý việc giảng dạy của GV căn cứ vào lịch trình giảng dạy và quá trình giảng dạy thực tế của GV, Phòng Đào tạo phối hợp với Phòng Công tác sinh viên thường xuyên kiểm tra đột xuất việc thực hiện lịch trình giảng dạy của các của GV nhằm tăng cường giám sát chất lượng giảng dạỵ

Quản lý việc giảng viên sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: nội dung giảng dạy cho từng môn học được thể hiện trong đề cương chi tiết

môn học. Đầu học kỳ, các bộ môn gửi đề cương chi tiết môn học theo mẫu chung về Phòng Đào tạọ Căn cứ vào lịch trình giảng dạy, GV được phân công có trách nhiệm viết giáo án dựa trên giáo trình và các tài liệu tham khảo cho từng đối tượng giảng dạy cụ thể. Giáo án, giáo trình phải được Hội đồng Khoa học và đào tạo nhà trường hoặc Hội đồng khoa, bộ môn thông qua về nội dung. GV thực hiện giảng dạy đúng theo nội dung của giáo trình, giáo án đã được thông quạ

Phòng Đào tạo đã kết hợp với các khoa lập thời khoá biểu để phân công GV giảng dạy, thời gian giảng dạy, số tiết trong mỗi buổi giảng cho từng học kỳ và từng đối tượng cụ thể cho GV. Trước 1 tuần trước khi kết thúc môn học, các bộ môn gửi báo cáo danh sách GV tham gia giảng dạy chính thức cho Phòng Đào tạọ Khi kết thúc môn học, các bộ môn tổng hợp và báo cáo số giờ giảng của từng GV (gồm cả trợ giảng) cho Phòng Đào tạọ

Quản lý đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên được Nhà trường tổ chức định kỳ hàng năm thông qua công tác đánh giá, bình chọn giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp Bộ. Công tác đánh giá được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch từ cấp bộ môn, khoa và thông qua Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, đảm bảo công bằng giữa các thành viên được đánh giá. Thực hiện chủ trương của nhà trường, các khoa đã lập kế hoạchchi tiết và định kỳ tổ chức thao giảng, dự giờ, kiểm tra giảng dạy nhằm đánh giá và góp ý cho hoạt động giảng dạy của GV, nhất là đối với các GV trẻ.

Về quản lý nội dung và tổ chức giảng dạy của GV cũng được nhà trường quán triệt kiểm tra thường xuyên qua quá trình duyệt giảng, dự giảng thường xuyên và đột xuất đảm bảo sự khách quan qua đó kiểm tra thực tế chất lượng giảng dạy của GV theo đúng mục tiêu, nội dung, chương trình môn học đồng thời giúp đỡ giảng viên trong việc tiếp cận thông tin, khai thác và sử dụng hiệu quả các phương tiện vật chất hiện có.

Về đánh giá kết quả giảng dạy của GV cũng được nhà trường chú ý. Quá trình đánh giá chất lượng giảng dạy được Hội đồng giảng các cấp đánh giá trong đó chỉ có Hội đồng giảng cấp trường đánh giá tương đối chính xác và khách quan còn Hội đồng giảng cấp khoa vẫn mang tính hình thức, chung chung và chất lượng chưa caọ Ngoài ra còn căn cứ vào kết quả học tập của sinh viên khi kết thúc học kỳ để đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung giảng dạy của GV. Đồng thời còn có sự tham gia đánh giá của sinh viên thông qua các phiếu điều tra khảo sát về đánh giá môn học.

Bảng 2.6. Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo trong hoạt động giảng dạy của giáo viên

Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Điểm Xếp loại 1 2 3 4 SL % SL % SL % SL % Quản lý lập kế hoạch giảng dạy 1 0.6 34 21.3 72 45.0 53 33.13 3.11 3 Quản lý lịch giảng dạy và và thông báo cho học viên

3 1.9 15 9.4 114 71.3 28 17.50 3.04 3

QL nội dung giảng

dạy của GV 6 3.8 32 20.0 86 53.8 36 22.50 2.95 3

Quản lý hoạt động tổ chức giảng dạy của GV (Phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy) 25 15.6 49 30.6 50 31.3 36 22.50 2.61 2 Quản lý công tác đánh giá kết quả giảng dạy của GV định kỳ và đột xuất

11 6.9 5 3.1 101 63.1 43 26.88 3.10 3

Quản lý hồ sơ lưu 5 3.1 7 4.4 78 48.8 70 43.75 3.33 3

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy, các nội dung quản lý được phần đông số ý kiến đánh giá thực hiện tốt bao gồm: công tác quản lý lập kế hoạch giảng dạy (với 78.13% đánh giá tốt và rất tốt), quản lý lịch giảng và thông báo tới học viên (với 88.75% đánh giá tốt và rất tốt) nhưng vẫn còn 11.25% đánh giá chưa thực sự tốt là do đối với một số giảng viên giảng dạy theo hình thức liên kết đặt lớp đào tạo, giảng viên đến từ một địa điểm xa bị lỡ xe hoặc có công tác đột xuất nhưng quá trình thông tin cho lớp học còn chậm dẫn đến nhiều khi học viên phải chờ đợi giảng viên, thậm chí có những hôm đến lớp rồi sau đó phải ra về vì giáo viên có việc đột xuất không thể đến giảng dạy được. Về quản lý nội dung giảng dạy nhận được 76.25% ý kiến khảo sát đánh giá tốt và rất tốt. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động tổ chức giảng dạy của giảng viên bao gồm phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy chỉ được

đánh giá ở mức trung bình - tốt. Lý do được các khách thể khảo sát đưa ra là do quá trình giảng dạy giáo viên còn nặng về lý thuyết và sử dụng phương pháp giảng bài truyền thống, chưa lấy học viên là trung tâm. Phần lớn trong thời lượng giảng dạy, giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, hình thức nghe - giảng là chủ yếụ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)