Huy động nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất phục vụ liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.7.Huy động nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất phục vụ liên kết đào tạo

* Mục tiêu của biện pháp

Quản lý hoạt động LKĐT không được tách khỏi việc quản lý, nâng cao số lượng và chất lượng các thiết bị, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy và hỗ trợ

giảng dạy của nhà trường. Mục tiêu nhằm hiện đại hoá CSVC, trang thiết bị đào tạo theo kịp sự phát triển thực tế của doanh nghiệp; tiếp cận trình độ khoa học công nghệ các nước trong khu vực và thế giới; tập trung mọi nguồn lực làm biến chuyển về số lượng và chất lượng đào tạo. Đối với các trang thiết bị hiện có tại nhà trường luôn đảm bảo thiết bị máy móc tại xưởng thực hành được vận hành thông suốt, có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.

* Nội dung biện pháp

Nhà trường cần có kế hoạch phân công cụ thể cho các đơn cơ quan chức năng, trước hết là phòng đào tạo rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện có, tiến hành phân loại, khả năng ứng dụng trong thực tế, sự phù hợp của các phương tiện, thiết bị đó so với nhu cầu và thực tiễn đào tạo của nhà trường và doanh nghiệp, từ đó có kế hoạch thanh lý, sửa chữa, nâng cấp, mua sắm bổ sung những trang bị mớị Yêu cầu phải đánh giá đúng thực chất cả về tính năng, tác dụng, phân loại, không lãng phí, định hướng khả năng mua sắm phải căn cứ vào thực trạng của nhà trường, ưu tiên cho những ngành nghề mới, những ngành nghề mà xã hội cần. Tránh mua sắm tràn lan, vừa lãng phí vừa không phát huy tác dụng trong đào tạo ở nhà trường.

Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng theo tháng, quý và đưa vào quy chế hoạt động của nhà trường. Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo quản cơ sở vật chất cả về trình độ chuyên môn, phẩm chất nhân cách, đạo đức nghề nghiệp nhằm tránh để mất mát, hư hỏng. Có thể nói, một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo là thái độ, tinh thần trách nhiệm không cao của đội ngũ nhân viên trong bảo quản cơ sở vật chất, dẫn đến cơ sở vật chất vừa thiếu vừa xuống cấp, không phát huy hết công năng trong sử dụng, giảng dạỵ Làm tốt điều này sẽ góp phần phát huy tối đa, hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện hiện có trong đào tạo nguồn nhân lực ở nhà trường.

* Tổ chức thực hiện

Nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết về việc đầu tư, sửa chữa, mua sắm CSVC- trang thiết bị đồng bộ, đạt chuẩn quy định gắn với nhu cầu và điều kiện riêng của trường, “tạo điều kiện thuận lợi cho làm việc của cán bộ, GV và học tập của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo”.

Xây dựng phòng các thí nghiệm, phòng học chuyên dụng, xưởng học thực hành, giảng đường học lý thuyết, cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn, bảo đảm phục vụ tốt nhất nhiệm vụ đào tạo nghề của Nhà trường.

Xây dựng trung tâm dữ liệu khoa học, thư viện và thư viện điện tử, đặc biệt là các thông tin khoa học công nghệ của thế giới, thông tin về thị trường lao động và việc làm phục vụ nghiên cứu và học tập của cán bộ, GV và SV, xây dựng các cơ quan, bộ phận chức năng như cán bộ, nhân viên thư viện, trung tâm xử lý thông tin, dự báo thị trường, tuyển sinh… đủ mạnh phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường.

Duy trì, bảo quản tốt CSVC- trang thiết bị dạy học, phát động phong trào thi đua sáng tạo trong sử dụng, vận hành các trang thiết bị dạy học. Cải tiến phương thức quản lý, duy trì nghiêm kỷ luật, quy định trong sử dụng các trang thiết bị ở Nhà trường.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học ứng dụng, cải tiến trang thiết bị dạy học cho GV và SV, góp phần giảm thiểu tối đa kinh phí, nâng cao chất lượng dạy, học ở nhà trường.

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường, cơ quan đào tạo cần có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng nhân lực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đạị Xây dựng các qui chế, qui định việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, giữ gìn, cho mượn vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học bảo đảm yêu cầu tiết kiệm, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, an toàn.

Tập trung mọi nguồn lực nội tại của Nhà trường, sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, huy động nguồn lực từ tất cả các ban ngành có liên quan nhằm nâng cấp, đổi mới CSVC - trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường. Một mặt Nhà trường cần xây dựng kế hoạch phân bổ, sử dụng hợp lý, hiệu quả ngân sách trên cấp hàng năm; mặt khác cần chủ động, năng động khái thác, xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ở Nhà trường phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo và cải thiện đời sống cho cán bộ, GV Nhà trường.

* Điều kiện thực hiện

-Để thực hiện được vấn đề trên, cần có sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, cấp chính quyền và các Ban, ngành đối với công tác đầu tư, phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

-Có chính sách ưu tiên hợp lí, kế hoạch cụ thể và giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn chi ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm, thay thế vật tư thiết bị đã xuống cấp, lạc hậu cho đào tạo nghề.

-Có kế hoạch bồi dưỡng năng lực đội ngũ CBQL, GV, NV trong việc phụ trách công tác quản lý, sử dụng CSVC, thiết bị, vật tư hiệu quả.

-Tất cả giảng viên và HS, SV cần nhận thức đầy đủ về quy trình vận hành thiết bị và thực hiện các bước an toàn khi thực hành thiết bị tại xưởng/ phòng thực hành. Các Khoa chuyên môn cần xây dựng quy trình chuẩn để áp dụng chung cho các đối tượng. Hệ thống các bảng chỉ dẫn phải cụ thể, khoa học, đảm bảo mỹ quan và dễ thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 91 - 94)