Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 68 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.7 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo là một thành phần quan trọng trực tiếp tham gia vào việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học. Công tác quản lý CSVC, trang thiết bị đào tạo có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác CSVC ở mỗi nhà trường vì nó giúp các nhà quản lý:

-Có cái nhìn tổng quan về phát triển CSVC và mức độ ảnh hưởng của nó tới hoạt động dạy học ở trong nhà trường;

-Có cơ sở đề ra các biện pháp hợp lý, khoa học khai thác và sử dụng CSVC một cách có hiệu quả;

-Đánh giá được thực trạng của CSVC, hiệu quả quá trình đầu tư mua sắm, bảo quản và chất lượng sử dụng, khai thác CSVC của các nhà trường, từ đó hoạch định chiến lược nâng cấp CSVC một cách lâu dài;

-Đánh giá chính xác năng lực của các nhà quản lý trong hoạt động quản lý và đào tạo giáo viên qua từng thời kỳ;

Thực trạng về CSVC hiện nay của nhà trường:

+ Diện tích đất được cấp 8.7 ha, với tổng diện tích xây dựng 15.370m2; trong đó, gồm: 14 phòng làm việc, 13 phòng học, 07 khu nhà xưởng thực hành, thực tập (có 04 khu xưởng đạt chuẩn, 03 khu xưởng tạm của nghề chăn nuôi - thú y & xây

dựng), 02 phòng thực nghiệm của khoa Nông lâm, 28 phòng ký túc xá với công suất 320 chỗ ở nội trú, 01 nhà tập thể công vụ cho cán bộ viên chức, 01 thư viện với trên 1.000 đầu sách, 01 căng tin có công suất 150 suất ăn; 01 bếp ăn tự nấu dành cho HS có nhu cầu tự nấu với công suất 50 xuất ăn ...

+ Về trang thiết bị dạy và học, được đầu tư trang bị khá đầy đủ và hiện đại theo từng ngành nghề đào tạo, cụ thể: Thiết bị ngành Cơ khí và Điện, thiết bị đào tạo nghề lái xe ô tô B1, B2, C; thiết bị nghề Thú y - chăn nuôi, Nghề công nghệ ô tô,... các trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác chuyên môn. Các trang thiết bị, tài sản, phương tiện nói trên được đầu tư mua sắm từ nguồn vốn chương trình mục tiêu tăng cường năng lực (2005-2010); dự án VIE/021 (2006-2011) và dự án nghề trọng điểm (2011-2015); vốn đầu tư của Ban chỉ đạo tây Bắc (2010-2012).

Các nguồn lực đầu tư trong những năm qua mới chỉ đáp ứng trình độ đào tạo đến trung cấp và với quy mô nhỏ, dự án VIE/021 mới chỉ đầu tư đáp ứng nhu cầu đào tạo cho hai nghề cơ khí và điện. Năm 2016, sau khi trường được nâng cấp thành Cao đẳng nhà trường tiến hành đào tạo đến cấp trình độ Cao đẳng nghề với quy mô tuyển sinh ngày càng tăng (hiện nay khoảng 100 sinh viên cao đẳng, 700 HS trung cấp, trên 1.000 học viên sơ cấp)... hiện CSVC chưa đáp ứng nhu cầu về quy mô, về chất lượng đào tạo và trình độ đào tạo cao đẳng, cụ thể là: Khu nhà hành chính (hiệu bộ): Hiện mới đáp ứng nhu cầu làm việc cho Ban Giám hiệu, 2 khoa, 3 phòng, còn thiếu toàn bộ nơi làm việc cho 02 Khoa, 02 phòng và 02 Trung tâm, dẫn đến nhiều bất cập trong công tác giảng dạy và học tập của cán bộ giáo viên và HSSV nhà trường.

Khu học tập: Hiện nay trường có tổng số 13 phòng học lý thuyết trong đó đã sử dụng 6 phòng làm phòng chức năng (phòng họp, hội trường, phòng học tiếng...) số phòng phục vụ giảng dạy lý thuyết hiện có 7 phòng/30hs/lớp học, do vậy phòng học lý thuyết hiện mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, chưa có phòng học cho các khoa nghề nông lâm nghiệp; chưa có hội trường đa năng; chưa có phòng thí nghiệm, khu thực hành nghề nông lâm nghiệp...khu Ký túc xá (KTX), theo tiêu chuẩn thiết kế chỉ đáp ứng cho 250 chỗ ở, như vậy quy mô KTX theo tiêu chuẩn thiết kế mới đáp ứng khoảng 40% tổng số HSSV tập trung tại trường, chưa đáp ứng nhu cầu ở nội trú (nhất là khi triển khai dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số ở nội trú theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng chính phủ về chính sách nội trú đối với HSSV học Cao đẳng, trung cấp). Khu thể thao, chưa được đầu tư xây dựng các hạng mục công trình,… Về thiết bị dạy nghề, cơ bản đáp

ứng nhu cầu các nghề đang đào tạo về danh mục thiết bị và quy mô đào tạo hiện nay (nhất là các nghề được DA VIE/021 trang bị), tuy nhiên trong những năm tới cần được bổ sung phát triển các nghề mới và tăng số lượng danh mục để đáp ứng quy mô đào tạọ

Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng quản lý cơ sởvật chất kỹ thuật, cơ sở thực hành, trang thiết bị dạy nghề trong trường Cao đẳng nghề DTNTBắc Kạn

Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Điểm Xếp loại 1 2 3 4 SL % SL % SL % SL % 1. QL cơ sở hạ tầng, phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và thư viện 0 0 2 1.25 132 82.5 26 16.25 3.15 3 2. QL các thiết bị, mô hình, phương tiện học tập và giảng dạy không hư hỏng

1 0.625 5 1.25 121 75.62 33 20.62 3.16 3

3. Quản lý các tài

sản và phương tiện phụ trợ phục vụ công tác giảng dạy

0 0 4 1.25 136 85 20 12.5 3.1 3

5. Hiệu quả sử dụng,

khai thác cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy

2 1.25 15 1.25 112 70 31 19.37 3.07 3 6. Công tác rà soát chất lượng tài sản, bảo trì CSVC, thiết bị dạy nghề 7 4.37 40 1.25 84 52.5 29 18.12 2.8 3 7. Hệ thống ký túc xá, nhà ăn, sân thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu sử dụng 70 43.75 65 1.25 12 7.5 13 8.125 1.8 2 8. Quy định về quản lý, khai thác và sử dụng CSVC, thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy

12 7.5 35 1.25 90 56.25 23 14.37 2.78 2

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá thu được cho thấy công tác quản lý cơ sở vật chất trong trường tương đối hiệu quả, dù chưa được đánh giá là tốt mà chủ yếu là ở

mức khá trong đó cao nhất là tiêu chí 5: Hiệu quả sử dụng, khai thác CSVC, thiết bị giảng dạy (70%) và tiêu chí 4: Quản lý các tài sản và phương tiện phụ trợ phục vụ công tác giảng dạỵ Riêng với hệ thống KTX, nhà ăn, sân thể dục chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Công tác quản lý cơ sở hạ tầng, hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và thư viện là được đánh giá ở mức tương đối tốt. Nhìn chung, nhà trường đã có những quy định rất cụ thể trong công tác quản lý và khai thác sử dụng CSVC, trang thiết bị đào tạo và các tài sản trong trường. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở thực hành, trang thiết bị dạy nghề ở trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn được đánh giá có những điểm chung đó là đều đánh giá ở mức độ khá. Tuy số lượng và chất lượng của hệ thống trang thiết bị đào tạo, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế cho công tác thực hành nên chủ yếu học viên thực hành tại các đơn vị LKĐT, phối hợp đào tạo và được giới thiệu thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp. Với hướng khắc phục này, nhà trường được đánh giá khá đảm bảo về cơ sở vật chất cho đào tạọ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)