8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác liên
quan đến hoạt động liên kết đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo * Mục tiêucủa biện pháp
Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, tác phong, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác liên quan đến hoạt động liên kết đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạọ Khi đội ngũ cán bộ được bồi dưỡng phát triển
năng lực, năng suất làm việc sẽ tăng, khả năng tự giải quyết công việc sẽ nâng cao; thái độ làm việc được cải thiện vì họ đảm trách nhiều nhiệm vụ quan trọng, được đánh giá cao hơn, do đó tự họ nhận thấy vai trò, trách nhiệm của mình trong nhà trường. Khi đó, hiệu quả phục vụ của cán bộ quản lý sẽ tăng lên: thời gian trả lời, tư vấn nhanh; khả năng đáp ứng yêu cầu lớn: chính xác, đầy đủ; tăng sự thỏa mãn nhu cầu thông tin của giảng viên và học viên.
* Nội dung thực hiện biện pháp
Để nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo đòi hỏi nhà trường cần quan tâm giải quyết một số vấn đề sau:
- Chú ý nội dung chương trình bồi dưỡng sát với yêu cầu thực tế. Nội dung bồi dưỡng tập trung nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp quản lý; Khơi dậy lòng say mê sáng tạo, cầu tiến bộ. Khắc phục tư tưởng thụ động, thỏa mãn, luôn tìm tòi cách thức giải quyết và xử lý công việc nhanh chóng, chính xác
- Thực hiện đồng bộ có hiệu quả các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng và thái độ tích cực… Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục tổng kết đúc rút kinh nghiệm. Khắc phục bệnh hình thức, thành tích trong tổ chức thực hiện.
- Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực giữa các cá nhân quản lý trong nhà trường. Thực hiện tốt quy chế khen thưởng, khuyến khích động viên kịp thời các cá nhân điển hình có thành tích cao trong lao động như: thành tích trong công tác tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh, liên kết tìm đầu ra cho học viên, giới thiệu các doanh nghiệp tốt cho học viên thực tập,...
- “Tạo môi trường học và tự học ngay tại trường, học tập từ những người đi trước tại chỗ làm việc, kế thừa kiến thức và kỹ năng của những người đang làm một công việc cụ thể nào đó là cơ hội tốt cần đặc biệt chú trọng để tăng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý LKĐT” [4].
* Cách tiến hành: Gồm các bước như saụ
Bước 1: Đánh giá năng lực nghiệp vụ của cán bộ quản lý liên quan đến hoạt động liên kết đào tạo và nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ.
Bước 2: Nhà trường xây dựng lộ trình bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý theo kế hoạch phát triển quy mô và đòi hỏi của hoạt động liên kết đào tạọ Từng bước nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý cả về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng quản lý.
Bước 3: Chuẩn bị cho các khóa bồi dưỡng, liên hệ với các đơn vị đào tạo để cử cán bộ quản lý đi đào tạo theo kế hoạch.
Bước 4: Tổ chức triển khai các khóa bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý Bước 5: Tổng kết sau mỗi khóa/ đợt đào tạo, đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ quản lý sau đào tạọ
* Điều kiện để thực hiện
Để thực hiện hiệu quả biện pháp này yêu cầu chính bản thân các cán bộ quản lý phải hành động như một tác nhân thay đổi. Mỗi cá nhân cần phải tích cực tự học, tự thực hành để năng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý, kỹ năng giải quyết công việc. Song nhà trường cũng cần có hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ quản lý thông qua các tiêu chí cụ thể.
Trường cần có chính sách khuyến khích về đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý hoạt động LKĐT. Thường xuyên và định kỳ tổ chức các buổi đánh giá kết quả học và tự học thông qua năng lực làm việc của từng cá nhân cán bộ quản lý, từ đó có các “biện pháp khích lệ về vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc… phù hợp và kịp thời nhằm tạo ra một môi trường học tập và làm việc lành mạnh, có hiệu quả”, góp phần kích thích các đối tượng khác trong nhà trường phấn đấu tự học.
Nhà trường cũng phải xác định cụ thể nguồn kinh phí đào tạo phù hợp, huy động các nguồn lực khác để có nguồn đào tạo cán bộ quản lý, khuyến khích cán bộ quản lý tự học tập bồi dưỡng.