Tăng cường hoạt động quản lý học viên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 87 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Tăng cường hoạt động quản lý học viên

* Mục tiêucủa biện pháp

Tăng cường hoạt động quản lý học viên bao gồm việc tăng cường quản lý hoạt động học tập, thực hành, thực tập của học viên, tăng cường công tác quản lý học viên sẽ tạo động lực giúp học viên có ý thức tự giác học tập, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu tìm tòi ra tri thức mới từ đó nâng cao chất lượng đào tạo chung của nhà trường. Đồng thời, quản lý chặt chẽ học viên cũng sẽ giúp sinh viên nắm rõ quy chế đào tạo, các quy định và nội quy của nhà trường, từ đó lựa chọn và xác định được các phương pháp học tập, rèn luyện phù hợp để hoàn thành kế hoạch đào tạo của nhà trường.

* Nội dungbiện pháp

Quản lý nâng cao chất lượng quản lý học viên thực hiện trước hết ở quản lý nề nếp học tập của HS SV trên lớp, trong các giờ học lý thuyết và thực hành cũng như thời gian đi thực tập tại các đơn vị. Công tác quản lý học viên về nền nếp học tập có ý nghĩa quan trọng, một mặt giúp cho học viên tham gia học đầy đủ nội dung của

chương trình, mặt khác tạo tâm lý giảng dạy hứng thú cho giảng viên, để giáo viên đánh giá chính xác ý thức của học viên khi xét điều kiện kiểm tra, thi hết môn học hoặc xếp loại ý thức học tập cuối khóa của học viên.

* Cách tiến hành

- Sử dụng phần mềm quản lý đào tạo phù hợp với đặc điểm và tình hình hoạt động của nhà trường. Phần mềm quản lý sẽ giúp Nhà trường và học viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong quá trình đào tạọ Phần mềm quản lý thực hiện: quản lý CTĐT: quản lý CTĐT toàn trường theo từng ngành, khóa học, học viên sẽ nắm được các môn học mà mình cần hoàn thành trong suốt chương trình học; Lập kế hoạch đào tạo: “lập kế hoạch đào tạo tổng thể toàn trường, kế hoạch khóa, ngành, lớp, quản lý kế hoạch đào tạo; Xếp thời khóa biểu, lịch thi: xếp thời khóa biểu, lịch thi tự động và bán tự động cho các lớp dựa trên các yêu cầu của giáo viên, môn học và số SV đăng ký học, thi; Đăng ký học, thi: website và phần mềm hỗ trợ HS SV đăng ký trực tuyến và đăng ký nội bộ tuân thủ các điều kiện tiên quyết, điều kiện trước sau, điều kiện song hành, đăng ký học lại, học cải thiện điểm, học nhanh tiến độ; Quản lý chính xác HSSV: quản lý hồ sơ SV, kết quả học tập, rèn luyện, khen thưởng - kỷ luật, chuyển lớp, chuyển trường, đình chỉ học, thôi học, nghỉ học; Tổ chức và quản lý thi: tổ chức nhóm thi (tách, ghép nhóm), phân phòng thi, đánh số báo danh, số phách tự động, phân công giám thị, tạo túi bài thi, dồn túi bài thi, nhập điểm theo phách, ghép phách, tổng hợp điểm, báo cáo thống kê; quản lý giảng dạy: quản lý quá trình giảng dạy của giảng viên: nghỉ, dạy thay, dạy bù, dạy thêm, chấm thi, coi thi,... tính toán khối lượng, lương; quản lý giảng đường: quản lý giảng đường đã sử dụng, đang sử dụng, chưa sử dụng theo từng tiết, ngày, tuần, tháng, học kỳ,...” [5].

- Có kế hoạch cụ thể và chỉ đạo sát sao hoạt động tuyên truyền giáo dục, xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên, tạo động lực để sinh viên phấn đấu trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng. Quản lý hoạt động điểm danh của giáo viên khi thực hiện giảng dạỵ việc điểm danh thực hiện linh hoạt (đầu giờ, kết thúc giờ học hoặc điểm danh đột xuất) và thực hiện nghiêm hình thức phạt đối với HS SV không thực hiện đúng nội quy về giờ giấc học tập (lý thuyết và thực hành).

- Phòng Công tác học sinh, sinh viên phối hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, các Câu lạc bộ sinh viên để tuyên truyền phổ biến các quy chế đào tạo theo HTTC, nội quy học tập.

- Các khoa tiếp tục phát huy việc tổ chức các hội thảo, seminar về phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên theo HTTC. Đây là diễn đàn để thầy cô và các em chia sẻ những kinh nghiệm hay trong học tập và nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng là nơi các em bày tỏ những khúc mắc trong quá trình học tập của bản thân để các thầy cô biết và hướng dẫn cho các em phương pháp học tập phù hợp nhằm đạt được kết quả tốt hơn.

- Phát huy vai trò của cố vấn học tập trong việc định hướng cho sinh viên lựa chọn môn học, xây dựng kế hoạch học tập và sử dụng phương pháp học tập phù hợp.

- Tăng cường kiểm tra việc tự học, tự nghiên cứu của HS SV thông qua việc giảng viên kiểm tra sự chuẩn bị bài và tham gia vào quá trình học tập của sinh viên trên lớp và tự học ở nhà.

- Đoàn TNCS HCM kết hợp với liên chi đoàn các khoa, Hội sinh viên mở rộng hơn nữa việc thành lập các câu lạc bộ phục vụ hoạt động học tập của HSSV. Đảm bảo sao mỗi khoa có ít nhất một câu lạc bộ học tập. Các câu lạc bộ này sẽ giúp các sinh viên cùng chung một mục đích, lý tưởng gắn kết với nhau hơn, các sinh viên có học lực tốt sẽ giúp đỡ những sinh viên mới hoặc sinh viên có học lực trung bình yếụ “Học thầy không tày học bạn”, hình thức tổ chức các câu lạc bộ học tập tạo môi trường tốt để sinh viên học tập lẫn nhaụ

- Phát động phong trào “Học viên làm cố vấn học tập”. Lãnh đạo phong trào là những học viên khóa trên có thành tích, kinh nghiệm học tập tốt, năng động, nhiệt tình để có thể giúp đỡ những sinh viên khóa dưới giải đáp những thắc mắc trong học tập, định hướng xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân hơn trong điều kiện đội ngũ cố vấn học tập của nhà trường còn mỏng và ít thời gian.

* Điềukiện thực hiện

- Phần mềm quản lý đào tạo đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý đào tạọ Chính vì vậy, Trường cần phải đầu tư mua sắm hoặc xây dựng các phần mềm phù hợp với quy mô đào tạo và cách thức quản lý của Trường. Điều này đòi hỏi phải có nguồn kinh phí và cán bộ quản lý phần mềm am hiểu cũng như quản lý tốt phần mềm mới có thể phát huy hiệu quả hoạt động phần mềm.

- Giáo viên giảng dạy hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định quản lý học viên, đảm bảo thực hiện đúng, đủ và công bằng.

- Học viên nắm rõ quy định của nhà trường, có ý thức tuân thủ và đảm bảo thực hiện các quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 87 - 90)