8. Cấu trúc luận văn
1.5.3. Phương thức, cơ chế liên kết và lợi ích của các đơn vị tham gia liên kết
Trong bất cứ hoạt động liên kết hợp tác nào, trong lĩnh vực gì cũng cần phải xác định rõ phương thức hợp tác, cơ chế hợp tác và thể hiện minh bạch lợi ích của các bên tham gia trong quá trình liên kết, hợp tác với nhaụ Đồng thời, trong hoạt động liên kết, yếu tố quyết định sự thành công của quá trình là các bên phải cùng có lợi ích (Win-Win). Nếu mỗi bên theo đuổi những lợi ích và mục tiêu riêng mà không tính đến lợi ích thỏa đáng của bên kia thì rất khó có thể liên kết được với nhaụ Vì thế để thành công, các bên phải nhìn nhận rõ ràng và có cách ứng xử theo nguyên tắc cùng có lợị
Liên kết đào tạo nói chung và liên kết đào tạo nghề nói riêng không còn quá mới mẻ ở nước ta, do đó các bên đều có những hiểu biết lẫn nhau, kinh nghiệm tiếp thu từ thực tiễn hoặc lý thuyết để thực hiện theo nguyên tắc cùng có lợị Liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trường đại học, cao đẳng; giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với nhau; giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp. Mỗi đơn vị liên kết khác nhau sẽ có những phương thức và cơ chế liên kết khác nhaụ Các doanh nghiệp là các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên họ quan tâm nhiều đến những chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được từ liên kết.
Trong quan hệ liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp phải tuân thủ đúng quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia liên kết đào tạo, quy định rõ cơ chế hoạt động, thống nhất mức thu lệ phí tuyển sinh và học phí theo quy định, đồng thời thỏa thuận cụ thể hợp đồng thực hiện liên kết đào tạọ Các đơn vị cũng phải quy định rõ hình thức liên kết đào tạo theo hình thức phối hợp đào tạo hay đặt lớp đào tạo, sinh viên sẽ thực tập tại cơ sở chủ trì đào tạo hay cơ sở phối hợp đào tao/cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo… Khi các bên trong hoạt động liên kết đào tạo thống nhất được về
cơ chế liên kết đào tạo và hài hòa lợi ích của các bên thì hoạt động liên kết sẽ đảm bảo lâu dài, bền vững và đạt được chất lượng tốt nhất. Lợi ích mà các cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo (trường đại học, cao đẳng) đạt được trong liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp là việc sử dụng được tối đa nguồn lực giảng viên, trang thiết bị giảng dạy, tối ưu chi phí đồng thời tăng phạm vi tuyển sinh khi có thể liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; tăng hiệu quả hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, đạt được những mục tiêu, sứ mệnh do nhà trường đề rạ Đối với các cơ sở GDNN cũng tận dụng được nguồn lực từ các trường cả về nội dung bài giảng, đội ngũ giảng viên và công tác quản lý giáo dục, hoạt động tuyển sinh… đồng thời vẫn thực hiện được những mục tiêu và nhiệm vụ của chính cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó. Đối với những cơ sở GDNN ở nơi có điều kiện khó khăn chưa có đủ nguồn lực để đáp ứng công tác giảng - dạy thì thông qua hoạt động liên kết đào tạo có thể sử dụng nguồn lực trang thiết bị, dụng cụ học tập và giảng dạy từ cơ sở chủ trì đào tạọ
Lợi ích lớn nhất mang lại khi thực hiện liên kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp là doanh nghiệp sẽ có NNL phù hợp với nhu cầu phát triển và đòi hỏi công việc của doanh nghiệp. Thay vì phải tìm kiếm lao động trên thị trường tự do, tốn kém chi phí quảng cáo tuyển dụng, mất thêm thời gian và chi phí để đào tạo lại thì các doanh nghiệp đã có NNL tại các cơ sở GDNN phù hợp với đặc điểm sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tiếp vận được với những giải pháp thực tế và hiệu quả để phát triển doanh nghiệp, để giải quyết những hoạt động kém hiệuquả và những phát minh, sáng chế mới, những dịch vụ tư vấn từ nhà trường.
Về phía cơ sở giáo dục nghề nghiệp, lợi ích lớn nhất mang lại là đầu ra cho sản phẩm đào tạọ Với những “đặt hàng” từ doanh nghiệp, nhà trường đã có nguồn đầu ra việc làm phù hợp cho học sinh, sinh viên; nắm bắt được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp và quy mô/số lượng đào tạọ Các thông tin này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế nội dung chương trình học và tuyển chọn, phát triển đội ngũ giảng viên. Thông qua hoạt động liên kết đào tạo, cơ sở GDNN cũng có thêm nguồn kinh phí dồi dào cho hoạt động, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, nâng cao thương hiệu và thế mạnh, thu hút lượng đầu vào chất lượng cao và cả nguồn tài trợ ngược lại từ những cựu sinh viên thành đạt sau khi ra trường. Đồng thời, khi tham gia LKĐT với các doanh nghiệp, nhà trường sẽ không phải tăng thêm chi phí đầu tư cho việc mua sắm trang bị thực hành, người
học cũng có khả năng tiếp cận thực tiễn và tiếp thu bài học nhanh hơn vì được học và thực hành trực tiếp tại các doanh nghiệp.
Khi lợi ích của các bên tham gia LKĐT được đảm bảo sẽ là động lực và là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc mở rộng liên kết đào tạo trong những năm tiếp theo, trong các ngành nghề tiếp theọ Nếu thực hiện LKĐT mà không đảm bảo tuân thủ các cơ chế đã cam kết cũng như không thỏa mãn lợi ích của các bên tham gia liên kết sẽ là một rào cản ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động liên kết đào tạo cũng như quyết định việc tổ chức hoạt động liên kết đào tạo trong thời gian tiếp theọ
Kết luậnchương 1
Liên kết đào tạo là “sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, là một mô hình trong giáo dục nhằm tạo ra nhiều cơ hội học tập cho toàn xã hội, cho những người ở vùng sâu, vùng xa, những người không có nhiều thời gian học tập vẫn có cơ hội được tham gia đào tạo, học tập lên cao hơn. Đây không phải là một hình thức mới của ngành giáo dục và nó ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục. Ngày nay, liên kết đào tạo không chỉ bó hẹp ở các ngành nghề như tài chính, kế toán, ngoại ngữ, tin học mà nó đã mở rộng ra các khối kỹ thuật, lâm nghiệp, nông nghiệp. Liên kết đào tạo đã phát triển nhanh ở cả lĩnh vực dạy nghề”.
Liên kết đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp góp phần phân luồng học sinh sau THCS và trung học phổ thông theo luật giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội hiện naỵ Liên kết đào tạo góp phần nâng cao dân trí đặc biệt là những vùng xa trung tâm tỉnh, huyện, những vùng có điều kiện kinh tế - xã hôi khó khăn, nhằm giảm sự bất bình đẳng xã hội trong giáo dục.
Quản lý hoạt động LKĐT là quá tình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý thông qua việc vận dụng chức năng và phương tiện quả lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường. Nội dung của quản lý liên kết đào tạo gồm các nội dung chính: “quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý nội dung và chương trình đào tạo, quản lý hoạt động dạy của giảng viên; quản lý hoạt động học của sinh viên, quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học”
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý liên kết đào tạo như: nhận thức của người dân về vấn đề học nghề, cơ cấu và sự phát triển của nền kinh tế, phương thức, cơ chế liên kết và lợi ích của các bên, các đơn vị tham gia vào hoạt động liên kết.
Hiện nay, tại các cơ sở GDNN, hình thức LKĐT ngày càng tăng. Mặc dù còn nhiêu hạn chế về chất lượng tuyển sinh đầu vào, chất lượng giảng viên, cơ chế đào tạo, sự phối hợp và linh hoạt trong quá trình đào tạo đòi hỏi phải có những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được nguồn nhân lực đã qua đào tạo cần thiết cho xã hộị Vì vậy, việc có những biện pháp quản lý LKĐT một cách khoa học giữa đơn vị chủ trì đào tạo và các đơn vị phối hợp đào tạo là thiết thực, mang lại hiệu quả đào tạo ngày càng cao, thực hiện chủ trương lớn của Đảng là xây dựng một xã hội hóa học tập, thúc đẩy sự nghiệp xã hội hóa giáo dục.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGLIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀTẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ DÂN TỘC NỘI TRÚBẮC KẠN