Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 71 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và quản lý hoạt động

liên kết đào tạo tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn

* Ảnh hưởng từ năng lực của cán bộ quản lý

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ QL của Nhà trường đạt chuẩn về trình độ đào tạo, được bồi dưỡng kiến thức QLGD, có thâm niên trong công tác mô hình giáo dục nghề nghiệp, có kinh nghiệm trong thực tế quản lý, nghiệp vụ quản lý của CBQL đáp ứng tốt công tác quản lý dạy nghề, nhanh nhạy với xu thế phát triển của xã hộị Đội ngũ cán bộ QL luôn quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ GV, nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên; khai thác triệt để thế mạnh của từng giáo viên, phân công giảng dạy hợp lý, động viên họ yên tâm công tác, tự giác học tập nâng cao trình độ học tập về mọi mặt. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động LKĐT của nhà trường đạt kết quả tốt.

Đối với cán bộ QL hoạt động LKĐT, trực tiếp là cán bộ phòng Đào tạo có ảnh hưởng lớn đối với kết quả hoạt động liên kết đào tạo từ công tác tư vấn hướng nghiệp, tư vấn chọn ngành nghề phù hợp với học viên cho đến việc triển khai CTĐT, kế hoạch đào tạo, kiểm tra đánh giá,… Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động liên kết đào tạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, kỹ năng quản lý hiệu quả, khả năng giao tiếp và giải đáp tốt sẽ là cơ sở để nâng cao chất lượng của liên kết đào tạo trong nhà trường, ngày càng mở rộng hơn phạm vi và nội dung liên kết đào tạọ Hiện nay, Phòng Đào tạo của trường vẫn đang thực hiện kiêm nhiệm cán bộ,

chưa phân công rạch ròi cán bộ chuyên làm công tác liên quan đến liên kết đào tạo nên sự tập trung và hiệu quả hoạt động chưa caọ

* Ảnh hưởng từ phía đội ngũ giáo viên

Hầu hết các giảng viên trong trường đều nhận thức rõ vai trò quan trọng của người giáo viên trong quá trình dạy học và đảm bảo nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy nghề, nêu cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm, từ đó tác động đến hoạt động liên kết đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạọ Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, sử dụng phương pháp thích hợp trong quá trình giảng dạy và kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu dạy nghề sẽ đem đến cho học viên những bài giảng cả về lý thuyết và thực hành hiệu quả, từ đó tác động đến chất lượng đầu ra của học viên. Điều này tác động ngược trở lại đối với nội dung quản lý liên kết đào tạo, quản lý tốt công tác giảng dạy của GV sẽ góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường, là cơ sở để gia tăng liên kết đào tạo khi gia tăng nguồn học viên đầu vào và chất lượng học viên đầu rạ

Đối với giáo viên là kỹ sư hoặc cán bộ kỹ thuật đã làm nghề nhiều năm, đạt được kỹ năng, kỹ xảo nghề. Hầu hết các giáo viên thực hành đều có chứng chỉ nghề nghiệp quốc gia bậc 2 hoặc bậc thợ 3/6; 4/7. Tuy nhiên, đội ngũ này mặc dù đã được tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm có kỹ năng, kỹ xảo nghề nhưng vẫn hạn chế trong việc truyền đạt, sử dụng các phương pháp dạy học, chưa nắm bắt tốt tâm lý người học, chưa xử lý tốt những tình huống sư phạm xảy ra trong thực tế học tập. Đây là vấn đề cần quan tâm trong bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề lấy từ công nhân lành nghề, kỹ sư để nâng cao chất lượng dạy nghề.

* Ảnh hưởng từ phía người học

Trong hoạt động LKĐT với các TT GDTX, đối tượng học sinh là học sinh THCS tham gia học văn hoá chương trình GDTX cấp THPT và học nghề hệ trung cấp chiếm tỷ lệ lớn. Đối tượng này ít tuổi, lựa chọn nghề theo số đông nên công tác tư vấn hướng nghiệp, tư vấn việc làm cần được nhà trường quan tâm định hướng nghề cho các em phù hợp. Đối tượng này, do tuổi còn nhỏ chưa xác định rõ mục đích học nghề, tâm lý luôn có sự biến động, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy nghề đặc biệt là các nghề liên kết với trường Cao đẳng, Trung cấp để đào tạo nghề.

Số học viên thuộc các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng là lao động nông thôn số lượng ít nhưng cũng rất cần quan tâm để hỗ trợ các em trong lựa chọn nghề, học tập và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp. Đối tượng học viên

học nghề của nhà trường đa dạng về độ tuổi, tôn giáo, hoàn cảnh và điều kiện kinh tế - nhận thức nên rất cần một kế hoạch đào tạo hợp lý, phải xây dựng kế hoạch dạy nghề chi tiết, bố trí sao cho phù hợp với đối tượng người học, năng lực của người học để đảm bảo chất lượng dạy nghề, đảm bảo học viên tham gia và hoàn thành khóa học cũng như đảm bảo chất lượng của học viên khi tốt nghiệp có thể tham gia vào hoạt động kinh tế với nội dung và kiến thức được đào tạọ

* Thái độ của xã hội với nghề và công tác đào tạo nghề

Xu hướng và nếp nghĩ của hầu hết mọi người trong xã hội là “phấn đấu vào được các trường đại học mới có thể kiếm được một nghề ổn định sau khi ra trường đang ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của công tác đào tạo nghề và liên kết đào tạo tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn. HS không muốn thi vào hoặc nếu đỗ thì cũng tìm cách thi lên đại học”. Điều này làm cho đầu vào của trường có thể khá đông nhưng đầu ra lại ít. Tạo nên tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Nếu mọi người trong xã hội có suy nghĩ và đánh giá đúng đắn hơn về tầm quan trọng và vai trò của việc học nghề thì lượng người học tại trường sẽ tăng lên.

*Tác động của tình hình kinh tế - xã hội địa phương

Tình hình kinh tế- xã hội địa phương có ảnh hưởng lớn đến hoạt động liên kết đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạọ Trong quá trình nắm bắt nhu cầu học nghề, Nhà trường đặc biệt quan tâm đến vấn đề kinh tế- xã hội của tỉnh và các tỉnh lân cận trong khu vực để mở những lớp nghề đào tạo phù hợp. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển với tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ cao hơn so với nông nghiệp, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đang phát triển mạnh. Lợi thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là nông, lâm nghiệp và du lịch. Theo đó các nghề đào tạo của trung tâm tập trung vào các nghề khai thác lợi thế của tỉnh. Bên cạnh đó sự phát triển của các vùng sản xuất tập trung, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Chính điều này đã thúc đẩy các đối tượng thanh niên có nhu cầu học nghề theo học nghề và nhà trường cũng đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo với các đơn vị liên kết nhằm đáp ứng các nhu cầu học.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 71 - 73)