8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý hoạt động LKĐT được đề xuất giúp trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn thực hiện tốt hoạt động LKĐT. Mỗi biện pháp vừa là một chỉnh thể thống nhất, có tính độc lập tương đối của nó về góc độ tiếp cận, vị trí vai trò, mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ tạo thành một hệ thống đồng bộ, có sự tác động qua lại, chi phối lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời, và đều cùng hướng đến quản lý hoạt động LKĐT của nhà trường. Việc giải quyết một biện pháp này là cơ sở để thực hiện tốt các biện pháp khác và ngược lạị
Sơ đồ biểu thị mối quan hệ của các biện pháp:
Biện pháp 1 “ Phát triển chương trình đào tạo, phối hợp chặt chẽ với các đơn
vị liên kếttrong việc xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình” là biện pháp đầu tiên, là tiền đề quan trọng, có vai trò tạo nên sức mạnh tổng hợp, có tính chất lâu dài trong quá trình tổ chức các hoạt động LKĐT. Nếu như Nhà trường không có kế hoạch và biện pháp Phát triển chương trình đào tạo cho phù hợp, không có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các đơn vị liên kết đào tạo để đưa ra chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp với điều kiện thực tiễn thì sẽ không có nền tảng cơ bản để định hướng đào tạo.
Đồng thời, Nhà trường cũng phải xây dựng hệ thống các văn bản đồng bộ giữa nhà trường và các đơn vị liên kết trong công tác quản lý mục tiêu chương trình, kế hoạch đào tạo, đổi mới phương thức liên kết đào tạo, kết hợp chặt chẽ với cơ sở liên kết đào tạo quản lý kế hoạch, mục tiêu đào tạo. Thực hiện tốt biện pháp này giúp nhà trường nâng cao uy tín đào tạo và liên kết đào tạo với các đơn vị, từ đó gia tăng quy mô liên kết đào tạo cả về số lượng ngành nghề, số lượng lớp.
Khi đã làm tốt các biện pháp đó, nhà trường cần tăng cường “bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác liên quan đến hoạt động liên kết đào tạo và quản lý hoạt động liên kết đào tạo; Tăng cường hoạt động quản lý học viên để quản lý giá trị cốt lõi của liên kết đào tạo, quản lý tốt chủ thể thực hiện liên kết đào tạo sẽ giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo”. Cuối cùng, để có cơ sở hoạt động liên kết đào tạo tiến hành thuận lợi, nhà trường cần tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho liên kết đào tạo, huy động nguồn lực từ các ban, ngành, các sơ sở dạy nghề, doanh nghiệp từng bước cải thiện, nâng cao điều kiện CSVC, thiết bị đào tạọ Khi số lượng HSSV đông đảo mà nhà xưởng chật hẹp, không đủ trang thiết bị, vật tư thực hành thì việc rèn luyện, phát triển kỹ năng nghề sẽ không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, từ đó không tạo được uy tín và chất lượng học viên ra trường.
Các biện pháp mà tác giả đề xuất ở trên không phải hoàn toàn mới và khó để áp dụng vào thực tiễn mà là những biện pháp thực sự thiết thực góp phần giúp nhà trường hoàn thiện hơn công tác quản lý LKĐT của nhà trường trong giai đoạn tớị