Thực trạng hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.Thực trạng hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường

Dự án dạy nghề tại tỉnh Bắc Kạn (VIE/034) là sự hợp tác phát triển của Luxembourg hỗ trợ trường Cao đẳng Nghề DTNT Bắc Kạn. Dự án này gồm hai giai đoạn (VIE/021, VIE/034) nhằm phát triển Trường Cao đẳng Nghề DTNT Bắc Kạn thành một cơ sở dạy nghề có khả năng hoạt động bền vững, cung cấp các dịch vụ dạy nghề chất lượng cao góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và hỗ trợ thu nhập cho người lao động, đáp ứng các tiêu chuẩn nghề của quốc gia, thúc đẩy học nghề trong khu vực và tăng khả năng tìm kiếm việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp. Đây là một dự án được chính phủ Đại công quốc Lucxemboug tài trợ với tổng số vốn ODA không hoàn lại là 2.700.000 EUR, trong đó vốn đối ứng từ Ngân sách địa phương 300.000 EUR, thời gian dự án thực hiện từ năm 2016-2018. Mục tiêu là nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của nhà trường, có tiềm lực tài chính vững chắc, cung cấp các dịch vụ giáo dục và đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu trong xã hộị

Sau khi kết thúc dự án giai đoạn 1 VIE/021, đội ngũ quản lý của nhà trường có được kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực để quản lý trường đào tạo nghề theo định hướng thị trường đồng thời kết nối được với các thành phần kinh tế chủ chốt trong tỉnh.

Đối với giai đoạn 2 (Dự án VIE/034), dự án sẽ hỗ trợ để hoàn thiện việc lắp đặt và nếu cần thiết, cải tiến các cơ sở vật chất, trang thiết bị và công cụ đã được bàn giao trong giai đoạn 1. Trung tâm thông tin, thư viện cũng sẽ được hình thành và đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó, dự án sẽ hỗ trợ giới thiệu một số nghề đào tạo mới trong các ngành sẵn có để tăng tính hấp dẫn cho trường. Các nghề mới bao gồm: Sửa chữa ô tô, đặc biệt là các thiết bị chạy dầu, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị nặng và hệ thống điều hòa, các nghề về lĩnh vực du lịch, khách sạn nhà hàng…

Đây là dự án mang tính thiết thực đối với học sinh, sinh viên chủ yếu là người dân tộc thiểu số của nhà trường. Dự án không chỉ hỗ trợ nhà trường trở thành trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh, mà còn đào tạo nghề nghiệp bền vững sẽ đáp ứng

các nhu cầu và cơ hội của địa phương. Đồng thời hỗ trợ các sinh viên tốt nghiệp có khả năng tự kinh doanh là một phương án hiệu quả để tạo điều kiện cho người dân có hoàn cảnh khó khăn nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp sẽ tăng năng lực cạnh tranh nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động. Cũng là để thanh niên có được kinh nghiệm và kiến thức từ nhà trường sẽ có khả năng tạo cơ hội kinh tế cho làng quê nơi họ sinh sống.

Hiện nay, trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn tổ chức liên kết đào tạo dưới hai hình thức: Liên kết đặt lớp đào tạo và liên kết phối hợp đào tạọ

Liên kết với các TT GDTX-GDNN các huyện theo hình thức liên kết theo hình thức đặt lớp đào tạọ Với hình thức LKĐT này này thì các đơn vị phối hợp liên kết đào tạo không tham gia giảng dạy, chỉ phối hợp quản lý và đảm bảo điều kiện CSVC để thực hiện hoạt động LKĐT với đơn vị chủ trì đào tạọ Với hình thức này, trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn chủ trì đào tạo đảm bảo số lượng GV cơ hữu giảng dạy 100% nội dung, khối lượng trong CTĐT. Mục tiêu của hình thức này nhằm đào tạo nghề cho thanh niên địa phương, cán bộ xã, học sinh học GDTX tại các trung tâm GDNN các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Liên kết với các trường đào tạo nghề như Trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên; Trường cao đẳng Thương mại & Du lịch Thái Nguyên; Trường Cao đẳng Hùng Vương - Hà Nội; Trường cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên theo hình thức liên kết phối hợp đào tạo (Theo quy định tại thông tư số: 29/2017/TT- BLĐTBXH). Liên kết theo hình thức này Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn thực hiện tuyển sinh đạt chỉ tiêu được giao, đáp ứng yêu cầu của người học, phối hợp tham gia giảng dạy chương trình đào tạo từ 20% - 30%, phối hợp quản lý quá trình đào tạo và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện liên kết đào tạọ Theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, liên kết dưới hình thức này, các đơn vị liên kết đào tạo phải có “đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo”, tổ chức học và đánh giá, kiểm tra, thi theo đúng quy định và được chi trả theo mức gái thỏa thuận giữa hai bên. Mục tiêu của hình thức liên kết đào tạo này là đào tạo các ngàng nghề mà trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn thiếu giáo viên chuyên ngành nhưng số lượng người học có nhu cầu cao và trường đáp ứng các chỉ tiêu tuyển sinh được giaọ

Hiện tại, trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn chưa tổ chức liên kết đào tạo với doanh nghiệp mà mới chỉ dừng lại ở hình thức hợp tác trong đào tạo nghề. Từ năm 2016, Trường đã ký kết hợp tác với trên 30 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để hợp tác trong đào tạo và tạo việc làm cho HS, SV sau tốt nghiệp. Với việc ký hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp, Nhà trường có điều kiện để nắm bắt nhu

cầu của doanh nghiệp, từ đó đã chủ động xây dựng kế hoạch, điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu đào tạo các ngành nghề theo từng thời điểm và mang lại hiệu quả, nâng tầm uy tín về chất lượng đào tạo, đẩy mạnh mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm cho học viên khi tốt nghiệp.

2.3.Thực trạng quản lý liên kết đào tạo tại trường cao đẳng nghềDTNT Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 49 - 51)