Tổ chức xây dựng hệ thống các văn bản đồng bộ giữa nhà trường và các

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 82 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Tổ chức xây dựng hệ thống các văn bản đồng bộ giữa nhà trường và các

đơn vị liên kết trong công tác quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo * Mục tiêu của biện pháp

Hiện nay, cơ sở pháp lý và ràng buộc của trường với các đơn vị liên kết mới dừng lại ở việc xây dựng và ký kết hợp đồng LKĐT nhằm “xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong quá trình liên kết đào tạo” mà chưa có thêm bất cứ văn bản nào chi tiết nào quy định rõ ràng về mục tiêu, chương trình và kế hoạch đào tạo từng trình độ, từng chuyên ngành giữa hai bên. Phòng Đào tạo là bộ phận có nhiệm vụ quản lý đào tạo, chịu trách nhiệm trong việc xác định mục tiêu, định hướng ngành nghề đào tạo, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo trong hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường. Vì vậy, khi xây dựng được hệ thống các văn bản đồng bộ giữa nhà trường và các đơn vị liên kết trong công tác quản lý mục tiêu, chương trình và kế hoạch đào tạo sẽ giúp nhà trường dễ dàng,

minh bạch hơn trong công tác quản lý hoạt động LKĐT cũng như nâng cao chất lượng của hoạt động liên kết đào tạọ

* Nội dung thực hiện và cách tiến hành

Căn cứ vào “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn” để Phòng đào tạo kết hợp với cán bộ/bộ phận chịu trách nhiệm quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại các đơn vị liên kết cùng nhau xây dựng hệ thống các văn bản đồng bộ về mục tiêu, CTĐT và kế hoạch đào tạọ

Các văn bản này sẽ thể hiện chi tiết mọi thông tin liên quan đến hoạt động liên kết đào tạo, về phạm vi liên kết đào tạo, về hình thức liên kết và chương trình đào tạo sử dụng, về điều kiện liên kết đào tạo (đội ngũ GV, cán bộ QL, CSVC - trang thiết bị, tài chính). Xây dựng văn bản đồng bộ thông tin về CTĐT thể hiện rõ mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, đồng thời cũng chỉ ra nó được cấu trúc bởi các thành phần môn học nào, thời lượng khoảng bao nhiêu % thời gian.

Khi đã xây dựng đồng bộ được các văn bản liên kết đào tạo sẽ là cơ sở, căn cứ để đơn vị chủ trì đào tạo và các đơn vị LKĐT bám sát thực hiện, từ đó có thể đạt được mục tiêu đào tạo đề rạ

* Điều kiện để thực hiện

- Hiệu trưởng/ Hội đồng nhà trường có hiểu được tầm quan trọng và đầu tư vào việc xây dựng hệ thống các văn bản đồng bộ giữa nhà trường và các đơn vị liên kết trong công tác quản lý mục tiêu chương trình, kế hoạch đào tạo.

- Phòng đào tạo có đội ngũ cán bộ chuyên trách có kiến thức chuyên môn vững vàng, có sự am hiểu và kinh nghiệm trong việc xây dựng CTĐT, kế hoạch đào tạo các ngành/nghề đào tạo có hoạt động liên kết của nhà trường.

- Cán bộ phụ trách tại đơn vị liên kết đào tạo cũng là người có kiến thức chuyên môn vững vàng và am hiểu về ngành/nghề liên kết đào tạọ Đơn vị liên kết đào tạo hiểu được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc xác định rõ ràng, chính xác, phù hợp của CTĐT và kế hoạch đào tạọ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)