Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 44 - 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng, ban

Từ “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường CĐN DTNN Bắc Kạn năm 2017”, chức năng, nhiệm vụ của các thành viên, phòng ban như sau:

1. Hội đồng trường: “Là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường. Hội đồng có các nhiệm vụ sau:

- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với cơ quan chủ quản trường, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các điều kiện đảm bảo chất lượng, kết quả hoạt động, việc thực hiện các cam kết và tài chính của trường;

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền th ng qua phương án bổ sung, miễn nhiệm hoặc thay thế các thành viên của Hội đồng Trường;

- Thông qua quy định về: Số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;

CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

CẤP TRƯỜNG, KHOA

Các phòng chức năng:

1. Phòng đào tạo

- Tổ văn hóa nghề - Giáo dục thường

xuyên

- Tổ môn Tin học –Ngoại ngữ

2. Phòng tuyển sinh và Công tác học

sinh – sinh viên

3. Phòng quản lý khoa học và đảm bảo chất lượng

4. Phòng tổng hợp

- Tổ bảo vệ

- Tổ vệ sinh môi trường

Các khoa, bộ môn:

4.1. Khoa Nông lâm

- Tổ môn Lâm sinh;

- Tổ môn Trồng trọt;

- Tổ môn Chăn nuôi – Th.Y

4.2. Khoa Cơ Điện

- Bộ môn công nghệ kỹ thuật cơ khí;

- Bộ môn công nghệ ô tô;

- Bộ môn Điện –Điện tử

Các cơ sở phục vụ, dịch vụ, trung tâm:

1. Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ

2. Căng tin 3. Bệnh xá thú y

- Giới thiệu nhân sự để thực hiện quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; thực hiện đánh giá hàng năm việc hoàn thành nhiệm vụ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất trong trường hợp cần thiết;

- Yêu cầu Hiệu trưởng giải trình về những vấn đề chưa được thực hiện, thực hiện chưa đúng, thực hiện chưa đầy đủ theo nghị quyết của Hội đồng Trường. Nếu Hội đồng Trường không đồng ý với giải trình của Hiệu trưởng thì báo cáo cơ quan chủ quản trường” [11].

2. Ban Giám hiệu: “gồm 03 thành viên, 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người đứng đầu Trường, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường; đồng thời là người điều hành, tổ chức, bộ máy của nhà trường; Hiệu trưởng là chủ tài khoản của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác tài chính, tài sản của nhà trường.

Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng trong quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường. Phó Hiệu trưởng phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đã có ít nhất 03 (ba) năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp; có bằng đại học trở lên; đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp; có đủ sức khỏe; có uy tín và năng lực quản lý.

Riêng Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo thì tiêu chuẩn bổ nhiệm, công nhận như tiêu chuẩn đối với Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng có nhiệm vụ trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng; được thay mặt Hiệu trưởng giải quyết và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật đối với công việc đã giải quyết; có trách nhiệm báo cáo với Hiệu trưởng về tình hình thực hiện công việc giaọ

Cả Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng phải đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu về quy định bổ nhiệm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng” [10].

3. Hội đồng tư vấn: “gồm hội đồng: tuyển sinh; thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề,… do hiệu trưởng thành lập để tư vấn cho hiệu trưởng về một số việc cần thiết, liên quan đến việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường. Hội đồng tư vấn làm theo vụ việc và không hương lương. Hội đồng tư vấn có thể bao gồm các thành viên trong nhà trường, thành viên ngoài nhà trường đang hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến các

hoạt động tư vấn của nhà trường. Việc thành lập, tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quyết định” [10].

4. Các khoa chuyên môn: “Khoa là đơn vị quản lý chuyên môn trực thuộc Trường, có nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện theo kế hoạch giảng dạy, học tập, các hoạt động giáo dục khác; nghiên cứu khoa học và chuyển giao các đề tài, sáng kiến khoa học phục vụ cho công tác dạy nghề cũng như trong thực tiễn sản xuất.

Tổ bộ môn là đơn vị quản lý chuyên môn trực thuộc khoa, có các nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của những môn học được giao trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa;

- Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học; tổ chức biên soạn giáo trình, xây dựng tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung môn học được Trưởng khoa, Hiệu trưởng giao;

- Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy; tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của sinh viên theo quy định của nhà trường;

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và khoa;

- Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên thuộc lĩnh vực chuyên môn;

- Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của của bộ môn” [10].

5. Các phòng chức năng: “có nhiệm vụ tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu của trường như: Đào tạo, hành chính, quản trị, tổ chức cán bộ, tổng hợp, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, quản lý học sinh, sinh viên, quản lý tài chính, quản lý thiết bị và xây dựng cơ bản, kiểm định và đảm bảo chất lượng theo chức năng, nhiệm vụ được Hiệu trưởng giao” [10].

6. Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ: “Có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác đào tạo và tổ chức sát hạch các nghề lái xe cơ giới đường bộ hạng A1, B1, B2, C. Trung tâm có nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện đào tạo các lớp học lái xe hạng A1, B1, B2, C. Phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Bắc Kạn, Hội đồng sát hạch cấp giấy phép đào tạo lái xe, tổ chức thi sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, B1, B2, C.

- Tuyển sinh, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đào tạo lái xe hạng mô tô hạng A1, lái xe ô tô hạng B1, B2, C.

- Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách đào tạo theo đúng quy định của pháp luật. - Phối hợp với bộ phận kế toán xây dựng dự toán hoặc điều chỉnh dự toán học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, thực hiện công khai học phí, tổ chức thu học phí theo đúng quy định của pháp luật…..” [10]

7. Tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội

“Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn hoạt động theo Hiến pháp và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Quan hệ công tác giữa Ban chấp hành Đảng ủy và lãnh đạo nhà trường thực hiện theo quy định của Trung ương về chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ cơ sở trong đơn vị sự nghiệp (Quy định số 97/QĐ-TW ngày 2/3/2004 của Ban Bí thư Trung ương).

Các đoàn thể và tổ chức xã hội hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của mỗi đoàn thể, tổ chức xã hội; chịu sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng ủy nhà trường và có trách nhiệm góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo của nhà trường” [10].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 44 - 47)