Quản lý hoạt động liên kết đào tạo trong học tập, thực hành của học viên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 63 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.5. Quản lý hoạt động liên kết đào tạo trong học tập, thực hành của học viên

Trong quan điểm và chiến lược đào tạo của Trường luôn lấy người học đặt ở vị trí trung tâm. Mọi hoạt động của nhà trường đều bắt nguồn từ HS, SV và xoay quanh HS, SV. Bởi thế, công tác quản lý liên kết đào tạo trong học tập, thực hành của sinh viên được Nhà trường hết sức quan tâm. Tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, công tác quản lý sinh viên được thực hiện đúng nội quy, quy chế hiện hành của Bộ LĐ-TB& XH, thông tư Số: 17/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 06 năm 2017 Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng, Nhà trường đã phân công, phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụcủa từng bộ phận, cá nhân trong việc quản lý hoạt động học tập, thực hành của HS, SV.

- Ban Giám hiệu chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý chung hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên toàn trường.

- Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý đào tạo: lập kế hoạch giảng dạy của năm học, tổ chức đăng kí học trong từng kỳ học cho HS, SV, phối hợp với các khoa sắp xếp thời khóa biểu cho sinh viên; phối hợp với phòng Quản trị thiết bị điều phối phòng học đảm bảo cho hoạt động giảng dạy, học tập được tiến hành một cách bình thường.

- Phòng Công tác HS, SV trực tiếp quản lý sinh viên toàn trường về các mặt rèn luyện đạo đức, tác phong, thực hiện nếp sống văn minh, nội quy học đường, phòng chống các tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; xây dựng phương hướng kế hoạch, nội dung chương trình, biện pháp công tác, các phương thức hoạt động của học viên, sinh viên theo từng chủ đề vào thời gian thích hợp từng học kỳ, từng năm học; giải quyết các vấn đề liên quan đến khen thưởng, kỉ luật, chế độ chính sách cho sinh viên.

- Đội ngũ GV chủ nhiệm, cố vấn học tập của các lớp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý học tập của sinh viên. GV chủ nhiệm có nhiệm vụ hướng dẫn cho sinh viên nắm vững các quy chế đào tạo của nhà trường; tư vấn cho HS, SV về chương trình, mục tiêu học tập; hướng dẫn HS, SV xây dựng kế hoạch học tập, đăng kí học phần; hướng dẫn cho HS, SV phương pháp học tập, nghiên cứu, tư vấn cho sinh viên hướng giải quyết khi gặp khó khăn trong quá trình học tập, nghiên

cứu; thường xuyên theo dõi kết quả học tập của HS, SV, nhắc nhở khi thấy kết quả học tập của HS, SV giảm sút; căn cứ vào tình hình học tập của sinh viên mà tư vấn, điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp với năng lực của từng em.

Bảng 2.7. Quản lý hoạt động liên kết đào tạo trong học tập, thực hành của học viên

Chỉ tiêu 1 Mức độ đánh giá2 3 4 Điểm Xếp loại

SL % SL % SL % SL %

Quản lý tổ chức lớp học 6 3.8 11 6.9 96 60.0 47 29.38 3.15 3

Quản lý hoạt động học tập của HS, SV trên giờ lên lớp 13 8.1 19 11.9 82 51.3 46 28.75 3.01 3 Quản lý hoạt động tự học của HS, SV ngoài giờ lên lớp 35 21.9 47 29.4 43 26.9 35 21.88 2.49 2 Quản lý việc chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường đối với HS, SV

15 9.4 27 16.9 86 53.8 32 20.00 2.84 2

Quản lý công tác đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp cho người học

11 6.9 5 3.1 101 63.1 43 26.88 3.10 3

Quản lý quy chế đánh giá, khen thưởng, kỷ luật của HS, SV

23 14.4 59 36.9 43 26.9 35 21.88 2.56 2

Quản lý tổ chức thực

hành, thực tập nghề 1 0.6 11 1.25 112 70.0 36 22.50 3.14 3

Qua kết quả khảo sát thu được ở bảng trên cho thấy, hoạt động tổ chức quản lý lớp học, quản lý hoạt động học của người học trên lớp và quản lý thực tập nghề nghiệp, thực hành được các khách thể khảo sát đánh giá khá tốt. Công tác quản lý việc chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường đối với HS, SV được đánh giá ở mức trung bình - tốt do còn nhiều trường hợp học viên bị đình chỉ học tập do vi phạm quy chế thi, … Quản lý hoạt động tự học của HS, SV ngoài giờ lên lớp vẫn bị đánh giá chưa tốt do hiện nay nhà trường chưa thực sự quan tâm đến hoạt động tự học của HS, SV ngoài giờ lên lớp. Nhà trường cũng chưa tổ chức được những buổi học, buổi sinh hoạt ngoài giờ cho các em học viên các khóa và các trình độ để nâng cao những kiến thức về nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp và những kỹ năng mềm khác phục vụ cho nghề nghiệp sau này của HS, SV.

Công tác quản lý quy chế đánh giá, khen thưởng, kỷ luật của học sinh được thực hiện ở mức trung bình do hạn chế trong quy chế khen thưởng. Nguyên nhân

của điều này là do hạn chế khách quan về nguồn kinh phí đào tạo hạn hẹp, nhà trường chưa được đầu tư và phát triển quỹ khen thưởng cho HS, SV chỉ dừng lại ở việc khen thưởng kết quả học tập cuối mỗi năm cho học viên có thành tích học tập đạt loại giỏi trở lên.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)