Lý thuyết công bằng (Equity theory) của Adams

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của người lao động trường hợp nghiên cứu tại công ty tài chính TNHH MB SHINSEI luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 30)

John Stacey Adams (1963) cho rằng con người luôn muốn được đối xử công bằng Người lao động có xu hướng đánh giá sự công bằng bằng cách so sánh công sức họ bỏ ra so với những thứ họ nhận được cũng như so sánh tỉ lệ đó của họ với tỉ lệ của những đồng nghiệp trong công ty Nếu kết quả của sự so sánh đó là sự ngang bằng nhau tức công bằng thì họ sẽ tiếp tục duy trì nỗ lực và hiệu suất làm việc của mình Nếu thù lao nhận được vượt quá mong đợi của họ, họ sẽ có xu hướng gia tăng công sức của họ trong công việc, ngược lại nếu thù lao họ nhận được thấp hơn so với đóng góp của họ, họ sẽ có xu hướng giảm bớt nỗ lực làm việc hoặc tìm các giải pháp khác như vắng mặt trong giờ làm việc, đòi tăng lương, hoặc thôi việc để xác lập công bằng mới Nếu người lao động thấy đồng nghiệp được hơn thì họ sẽ yêu cầu gia tăng nhiệm vụ cho đồng nghiệp, nói xấu đồng nghiệp để hạ thấp thù lao của đồng nghiệp hoặc yêu cầu giảm bớt công việc cho mình, đòi tăng lương

Một cá nhân nếu cảm nhận là họ được đối xử công bằng sẽ thúc đẩy động lực lao động và làm tăng kết quả thực hiện công việc và ngược lại, nếu họ nhận ra rằng mình bị đối xử không bằng từ vấn đề lương bổng, cơ hội đào tạo thăng tiến đến sự hỗ trợ từ cấp trên thì sẽ không có động lực làm việc

2 2 6 Lý thuyết tính chất công việc của (Job characteristic)

Hackman và Oldham (1974) cho rằng đặc điểm công việc cũng tác động đến sự hài lòng về công việc của người lao động Để xây dựng được thiết kế công việc như thế, hai tác giả này đã đề xuất ra 5 yếu tố “lõi” để đánh giá trực tiếp công việc,

đó là: Phản hồi thông tin; Quyền tự chủ; Sự đa dạng của kỹ năng; Công việc đồng nhất; Tầm quan trọng của công việc

Phản hồi thông tin: Là mong muốn có được những thông tin rõ ràng về hiệu quả của công việc mình thực hiện trực tiếp hay gián tiếp Sự phản hồi mang lại sự nhận thức về kết quả công việc của người lao động

Quyền tự chủ: Người lao động cần nhận thấy rằng kết quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực, sáng kiến và các quyết định của chính họ Sự tự chủ thúc đẩy người lao động có trách nhiệm nhiều hơn đối với kết quả công việc

Sự đa dạng của kỹ năng: Thể hiện khi người lao động được giao những công việc đòi hỏi những kỹ năng hay khả năng họ sẽ cảm nhận được ý nghĩa công việc

Công việc đồng nhất: Công việc giao cho người lao động phải là công việc có bắt đầu và kết thúc với một kết quả rõ ràng nhìn thấy được Người lao động sẽ quan tâm đến công việc nhiều hơn khi họ đảm nhận toàn bộ công việc, hơn là khi họ làm những công việc mà trách nhiệm không rõ ràng hay chồng chéo với người khác và kết quả không rõ ràng Khi công việc nhìn thấy rõ kết quả thì người lao động cảm thấy có động lực hơn trong công việc

Tầm quan trọng của công việc: Người lao động phải thấy được mức độ ảnh hưởng của công việc của mình đối với người khác

2 2 7 Lý thuyết xác định mục tiêu (Goal Seting theory) của Locke và Latham

Edwin Locke (1960) đưa ra học thuyết thiết lập mục tiêu tạo động lực Khi một người có mục tiêu rõ ràng thì họ sẽ tập trung nỗ lực vào nhiệm vụ cụ thể đó

Để đặt mục tiêu hợp lí cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà quản trị và người lao động theo 3 bước cơ bản sau:

Bước 1, xác định mục tiêu phù hợp

Mục tiêu nên cụ thể, lượng hóa được và có tính thách thức với người lao động Xác định rõ mục tiêu khiến người lao động hiểu yêu cầu của doanh nghiệp, giúp giảm thiểu hành vi sai trái, thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn để khẳng định bản thân

Bước 2, làm cho người lao động chấp nhận mục tiêu

Nhà quản trị phải cho người lao động thấy mục tiêu là hợp lí, thì người lao động mới có nỗ lực để đạt mục tiêu Điều này có thể thông qua giải thích để họ hiểu

rõ mục tiêu, cho họ tham gia vào quá trình xây dựng mục tiêu và ấn định cơ chế thù lao tương ứng, người lao động sẽ thấy đó là mục tiêu của chính họ chứ không phải là mục tiêu của người khác và ép buộc họ chấp nhận

Bước 3, tạo điều kiện môi trường và cung cấp thông tin phản hồi

Cần cung cấp các thông tin phản hồi về những việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành, nguyên nhân giúp người lao động tăng cường nỗ lực để đạt mục tiêu Bổ sung các kĩ năng cần thiết cho người lao động qua đào tạo, ủng hộ và cung cấp thông tin để người lao động thực hiện thành công các mục tiêu của doanh nghiệp

2 3 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan2 3 1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của người lao động trường hợp nghiên cứu tại công ty tài chính TNHH MB SHINSEI luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w