Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của người lao động trường hợp nghiên cứu tại công ty tài chính TNHH MB SHINSEI luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Căn cứ vào kết quả các nghiên cứu đi trước, tác giả tiến hành tổng hợp các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến theo bảng 2 3 dưới đây Dựa vào bối cảnh nghiên cứu và tình hình thực tiễn tại Công ty tài chính TNHH MB SHINSEI đối với sự hài lòng về công việc của người lao động Vậy tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài bao gồm 7 nhân tố: tiền lương, cơ hội đào tạo – thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sự tác động của các yếu tố thành phần đối với sự hài lòng chung của những nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài bao gồm 7 yếu tố: tiền lương, cơ hội đào tạo và phát triển, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi Đây là những nhân tố có tần suất xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu trong và ngoài nước Tại Công ty tài chính TNHH MB SHINSEI thì hầu hết người lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, đặc điểm cộng việc có tính năng động cao vì vậy đây là những nhân tố mà họ quan tâm nhất trong khi lựa chọn công việc Do đó tác giả chọn là chón nhân tố để đánh giá khảo sát

Bảng 2 2 Thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của người lao động Nhân tố Thu nhập x x x x x x x x Phúc lợi x x x x x x Mối quan hệ với cấp trên x x x x x x Ph an Thị Mi nh Lý 201 1 Ng Thị Th u Th ủy 201 1 Ng uyễ n Thị Ma i Tra ng 20 13 Ph ạm Vă n Mạ nh 20 12 Ba zo ki At taf arJ an na ti 20 12 Ng uyễ n Lư u Ph ươ ng 20 16 Lê Na Ni ê 20 18 Ta gu ch i 20 15 K ha n 20 14

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2 4 2 Các khái niệm và giả thuyết nghiên cứu

2 4 2 1 Tiền lương

Theo Stanlan và Croddley (2000), sự thỏa mãn về tiền lương liên quan đến cảm nhận của người lao động và tính công bằng trong trả lương

Sự thỏa mãn về tiền lương được đo lường dựa trên các tiêu thức:

- Tiền lương trả cho người lao động tương xứng với kết quả làm việc của họ; - Người lao động có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập tiền lương từ Công ty; Cân bằng cuộc sống và công việc x x x Điều kiện làm việc x x x x x x x Cảm nhận vai trò cá nhân trong công việc x x x Công nhận thành tích x x Đồng nghiệp x x x x x x x Cơ cấu tổ chức x Trách nhiệm xã hội x Đào tạo và thăng tiến x x x x x Chính sách công ty x x Đặc điểm công việc x x x x x

- Tiền lương được trả công bằng giữa các người lao động trong một bộ phận đồng nhất;

- Tiền lương ngang bằng với các doanh nghiệp khác; - Tiền lương trả đầy đủ và đúng hạn;

- Chính sách thưởng công bằng và thỏa đáng

Người lao động biết rõ chính sách lương thưởng, trợ cấp Công ty Tại Công ty tài chính TNHH MB SHINSEI đa phần người lao động có chuyên môn và kỹ năng tốt, vì vậy họ cũng rất cần chế độ lương tương ứng với công việc đặc thù của mình Dựa vào những lập luận của các nhà nghiên cứu trên là cơ sở cho một giả thuyết nghiên cứu H1 được đề xuất:

Giả thuyết H1: Tiền lương có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng về công việc của người lao động

2 4 2 2 Đào tạo và phát triển

Cơ hội đào tạo và phát triển là những gì liên quan đến nhận thức của người lao động về cơ hội đào tạo, phát triển và có thể được thăng tiến trong tổ chức

Trong mô hình về cấp bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu tự khẳng định là nhu cầu cao nhất trong các bậc nhu cầu, ta có thể thấy tất cả các người lao động đều mong muốn có được vị trí cao tại nơi làm việc, đó là nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định mình Vì vậy, mọi người lao động đều nổ lực làm việc để đạt được một vị trí cao tại nơi làm việc

Người lao động cần được biết những thông tin về điều kiện, cơ hội, chính sách thăng tiến của công ty Người lãnh đạo cần hiểu được năng lực của đội ngũ người lao động, đề ra các chính sách phù hợp, đảm bảo sự công bằng đối với tất cả mọi người, đảm bảo nổ lực của họ sẽ được đền đáp xứng đáng Dựa vào những lập luận của các nhà nghiên cứu trên là cơ sở cho một giả thuyết nghiên cứu H2 được đề xuất:

Giả thuyết H2: cơ hội đào tạo và phát triển có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng về công việc của người lao động

2 4 2 3 Cấp trên

Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là một nội dung hết sức quan trọng đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, trông rộng, là người công tâm, tâm huyết với công việc, có đầu óc tổ chức để có thể xây dựng doanh nghiệp vững mạnh Yếu tố

tâm lý của người lãnh đạo hết sức quan trọng, đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, biết kiềm chế trong mọi hoàn cảnh, luôn giữ được mối quan hệ thân thiết đối với người lao động Nếu người lao động sai thì từ từ uốn nắn tránh tình trạng bức xúc, quát mắng v v tạo nên những khoảng cách không đáng có giữa người lao động và lãnh đạo

Ngoài ra, người lãnh đạo cần quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của mỗi người lao động và hỗ trợ kịp thời khi họ gặp khó khăn Mặt khác, Sự thỏa mãn công việc mang lại từ những yếu tố mối quan hệ giữa cấp trên với người lao động cấp dưới của mình bao gồm sự dễ giao tiếp với cấp trên (Ehlers, 2003), sự hỗ trợ khi cần thiết (Wesley & Muthuswamy, 2008) và sự quan tâm của cấp trên (Bellingham, 2004), sự bảo vệ người lao động khi cần thiết (Linden & Maslyn, 1998, được trích bởi Dionne, 2000), năng lực của cấp trên, sự được thực hiện công việc của cấp dưới (Weisset al,1967), sự ghi nhận sự đóng góp của người lao động, sự đối xử công bằng đối với cấp dưới (Warren, 2008) Tại Công ty tài chính TNHH MB SHINSEI là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, đây là lĩnh vực rất đặc thù, đòi hỏi người quản lý, lãnh đạo phải biết tập hợp nhóm cũng như phát huy tính năng động của mỗi cá nhân trong công việc Dựa vào những lập luận của các nhà nghiên cứu trên là cơ sở cho giả thuyết nghiên cứu H3 được đề xuất:

Giả thuyết H3: cấp trên có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng về công việc của người lao động

2 4 2 4 Đồng nghiệp

Đồng nghiệp là những người cùng làm trong một doanh nghiệp, thường xuyên trao đổi, chia sẽ với nhau về công việc Mối quan hệ giữa người lao động với nhau là những cảm nhận liên quan đến các hành vi, quan hệ với đồng nghiệp trong công việc tại nơi làm việc, sự hỗ trỡ giúp đỡ của đồng nghiêp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái thân thiện khi làm việc với đồng nghiệp (Hill, 2008) Đồng thời, người lao động phải tìm thấy đồng nghiệp của mình tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt nhất (Bellingham, 2004) Cuối cùng, đồng nghiệp cần phải là người đáng tin cậy (Chafmi & Fullenkamp 2002) Tóm lại, khi có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, người lao động sẽ không cảm thấy chán nản mỗi khi đến nơi làm việc, đó cũng là động lực khiến họ yêu công việc mình hơn

Mối quan hệ tốt giữa các người lao động sẽ tạo điều kiện trong việc trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong công việc Tuy nhiên nếu tồn tại mâu thuẫn hay xung đột giữa các người lao động sẽ khiến họ cảm thấy xa cách, gây khó khăn trong giao tiếp với người khác, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc Dựa vào những lập luận của các nhà nghiên cứu trên là cơ sở cho giả thuyết nghiên cứu H4 được đề xuất:

Giả thuyết H4: đồng nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng về công việc của người lao động

2 4 2 5 Đặc điểm công việc

Theo mô hình đặc điểm công việc của R Hackman và G Oldman (1974) thì một công việc sẽ mang đến người lao động sự thỏa mãn chung và tạo được hiệu quả công việc tốt nếu công việc đó thỏa mãn các đặc điểm sau: sử dụng các kỹ năng khác nhau, người lao động nắm rõ công việc và công việc có tầm quan trọng nhất định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp, công việc đó cho phép người lao động thực hiện một số quyền nhất định để hoàn tất công việc của mình và người lao động sẽ chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình Công việc phải có cơ chế phản hồi đánh giá của cấp trên đối với những gì người lao động được làm để rút kinh nghiệm cho lần sau Ngoài ra để có được sự thỏa mãn người người lao động rất cần được làm công việc phù hợp với năng lực của họ (Weiss et al , 1967; Bellingham, 2004) Dựa vào những lập luận của các nhà nghiên cứu trên là cơ sở cho giả thuyết nghiên cứu H5 được đề xuất:

Giả thuyết H5: đặc điểm công việc có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng về công việc của người lao động

2 4 2 6 Điều kiện làm việc

Là tình trạng của nơi mà người lao động làm việc Đối với đề tài nghiên cứu này điều kiện làm việc là các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiện lợi của người lao động khi làm việc, bao gồm thời gian làm việc phù hợp (Skalli và đồng nghiệp 2007), sự an toàn thoải mái ở nơi làm việc (Durst, 1997), được trang thiết bị cần thiết cho công việc (Bellingham, 2004) và thời gian bỏ ra cho việc đi lại từ nhà đến công ty (Isacsson, 2008) Nếu điều kiện làm việc tốt thì người lao động sẽ hài lòng và gắn bó với doanh nghiệp, yêu mến công việc mình làm và hiệu quả công việc sẽ cao hơn

Tại Công ty tài chính TNHH MB SHINSEI với đặt điểm công việc về tư vấn, đầu tư tài chính và nhiều hoat động dịch vụ tài chính khác Vì vậy người lao động rất cần một chế độ và làm việc thoải mái linh động trong khuôn khổ điều lệ công ty, điều đó giúp họ thoải mái hơn trong giao tiếp, tư vấn và thuyết phục khách hàng Dựa vào những lập luận của các nhà nghiên cứu trên là cơ sở cho giả thuyết nghiên cứu H6 được đề xuất:

Giả thuyết H6: điều kiện làm việc có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng về công việc của người lao động

2 4 2 7 Phúc lợi

Là những lợi ích mà một người có được từ công ty của mình ngoài khoản tiền mà người đó kiếm được Theo Artz (2008) phúc lợi có vai trò quan trọng trong việc xác định mức thỏa mãn công việc Theo ông phúc lợi ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc

Thứ nhất, phúc lợi là bộ phận cấu thành nên phần thù lao mà công ty trả cho người người lao động, mà phần thù lao này ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc

Thứ hai, phúc lợi đôi lúc có tác dụng thay thế tiền lương

Ở nước ta, thông thường các phúc lợi mà người người lao động quan tâm nhất bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được nghỉ phép theo luật định, được nghỉ bệnh và việc riêng khi có nhu cầu, được công đoàn bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động, được đi du lịch hàng năm, được làm ổn định lâu dài tại công ty (không sợ mất việc), được công ty hỗ trợ mua nhà, được quyền mua cổ phần công ty với giá ưu đãi… Tại Công ty tài chính TNHH MB SHINSEI, đây là doanh nghiệp ngoài nhà nước vì vậy người lao động rất quan tâm đến các chế độ phúc lợi ngoài lương Đó là bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ ưu đãi khác Dựa vào những lập luận của các nhà nghiên cứu trên là cơ sở cho giả thuyết nghiên cứu H7 được đề xuất:

Giả thuyết H7: phúc lợi có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng về công việc của người lao động

Bên cạnh đó luận văn sử dụng các biến kiểm định theo nhân khẩu học bao gồm giới tính, độ tuổi, vị trí công tác, thu nhập Đây là những vấn đề cần có sự kiểm định

để có những hàm ý cụ thể cho người lao động của công ty với đặc điểm là nhân viên tư vấn tài chính

2 4 3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở tiếp nhận các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng như đặc điểm của doanh nghiệp nghiên cứu Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu tại Hình 2 1

- Giới tính

Tiền lương H1 + - Độ tuổi

- Thời gian làm việc - Thu nhập

Cơ hội đào tạo và phát triển Cấp trên

H2 +

H3 +

Đồng nghiệp Đặc điểm công việc

Điều kiện làm việc Phúc lợi H4 + H5 + H6 + H7 + Sự hài lòng về công việc người lao động

Hình 2 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày một số khái niệm về sự hài lòng, sự hài lòng về công việc, các lý thuyết liên quan và kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước và căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 07 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc tài Công ty tài chính TNHH MB SHINSEI gồm: (1) Tiền lương; (2) Cơ hội đào tạo và phát triển; (3) Cấp trên; (4) Đồng nghiệp; (5) Đặc điểm công việc; (6) Điều kiện làm việc; (7) Phúc lợi; đồng thời tác giả đưa ra 7 giả thuyết nghiên cứu để kiểm định

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1 Quy trình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết được nêu ra ở chương 1,2, đề tài tiến hành nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm) nghiên cứu sơ bộ và đưa ra bộ thang đo chính thức, và sau đó tiến hành thực hiện nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập thông tin từ phía người lao động trong công ty với bảng câu hỏi khảo sát Từ những thông tin thu thập được, tác giả tiến hành thống kê và phân tích dữ liệu Quá trình này được thực hiện từng bước theo quy trình khoa học Quy trình nghiên cứu được thể hiện qua hình 3 1 như sau:

Mục tiêu nghiên cứu, Cơ sở

lý thuyết nghiên cứu Thang đo 1

Thang đo 2 Thảo luận nhóm (n=20) Điều chỉnh Thu thập dữ liệu N= 210

Đánh giá thang đo: Phân tích hệ số Cronbach Alpha và nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết

Viết báo cáo luận văn

Hình 3 1 : Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

3 2 Nghiên cứu định tính

3 2 1 Xây dựng thang đo sơ bộ

Nghiên cứu này sử dụng các khái niệm: sự hài lòng, sự hài lòng về công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc Cụ thể để đo lường các khái

niệm có trong mô hình tác giả sử dụng thang đo như sau: 1- tiền lương, 2 - cơ hội đào tạo và phát triển, 3 - cấp trên, 4 - đồng nghiệp, 5- đặc điểm công việc, 6 - điều kiện làm việc, 7 - phúc lợi

Bảng 3 1 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của người lao động tại Công ty tài chính TNHH MB SHINSEI

STT Mã hóa Tên biến Nguồn

Tiền lương

1 TL1 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc

Trần Thị Hồng Liên (2014)

2 TL2 Tiền lương được trả công bằng giữa những người lao động

Nguyễn Thị Mai Trang (2013)

3 TL3 Tiền lương được trả đầy đủ và đúng hạn

Trần Thị Hồng Liên (2014)

4 TL4 Anh/Chị yên tâm với mức lương hiện tại

Trần Thị Hồng Liên (2014)

Đào tạo và phát triển

5 ĐTPT1 Anh/Chị được đào tạo và phát triển nghề nghiệp

Nguyễn Thị Mai Trang (2013)

6 ĐTPT2 Anh/Chị có nhiều cơ hội thăng tiến tại công ty

Trần Thị Hồng Liên (2014)

8 ĐTPT3 Công ty có chính sách phát triển, thăng tiến công bằng

Nguyễn Thị Mai Trang (2013)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của người lao động trường hợp nghiên cứu tại công ty tài chính TNHH MB SHINSEI luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w