2 4 Các khái niệm và giả thuyết nghiên cứu
24 23 Cấp trên
Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là một nội dung hết sức quan trọng đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, trơng rộng, là người cơng tâm, tâm huyết với cơng việc, có đầu óc tổ chức để có thể xây dựng doanh nghiệp vững mạnh Yếu tố
tâm lý của người lãnh đạo hết sức quan trọng, đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, biết kiềm chế trong mọi hồn cảnh, ln giữ được mối quan hệ thân thiết đối với người lao động Nếu người lao động sai thì từ từ uốn nắn tránh tình trạng bức xúc, quát mắng v v tạo nên những khoảng cách khơng đáng có giữa người lao động và lãnh đạo
Ngoài ra, người lãnh đạo cần quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của mỗi người lao động và hỗ trợ kịp thời khi họ gặp khó khăn Mặt khác, Sự thỏa mãn công việc mang lại từ những yếu tố mối quan hệ giữa cấp trên với người lao động cấp dưới của mình bao gồm sự dễ giao tiếp với cấp trên (Ehlers, 2003), sự hỗ trợ khi cần thiết (Wesley & Muthuswamy, 2008) và sự quan tâm của cấp trên (Bellingham, 2004), sự bảo vệ người lao động khi cần thiết (Linden & Maslyn, 1998, được trích bởi Dionne, 2000), năng lực của cấp trên, sự được thực hiện công việc của cấp dưới (Weisset al,1967), sự ghi nhận sự đóng góp của người lao động, sự đối xử cơng bằng đối với cấp dưới (Warren, 2008) Tại Công ty tài chính TNHH MB SHINSEI là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, đây là lĩnh vực rất đặc thù, đòi hỏi người quản lý, lãnh đạo phải biết tập hợp nhóm cũng như phát huy tính năng động của mỗi cá nhân trong công việc Dựa vào những lập luận của các nhà nghiên cứu trên là cơ sở cho giả thuyết nghiên cứu H3 được đề xuất:
Giả thuyết H3: cấp trên có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lịng về cơng việc của người lao động