Giới thiệu về Công ty TNHH Bayer Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân phối sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại công ty TNHH bayer việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 47)

- Tên pháp nhân: Công ty TNHH Bayer Việt Nam - Tên quốc tế: Bayer Vietnam Limited

- Tên viết tắt: BVL

- Ngày hoạt động: 30/08/1997

- Trụ sở chính: 118/4 Khu Công Nghiệp Amata, phường Long Bình, Tp Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

- Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh: Toà nhà CentrePoint, Lầu 3, 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh

- Chi nhánh tại Hà Nội: Tầng 2, Tòa nhà IPH, số 241 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

2 1 2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Bayer Việt Nam thuộc Tập đoàn Bayer (Đức), được thành lập năm 2003 trên cơ sở hợp nhất Bayer Agritech Saigon và Aventis CropScience Việt Nam Công ty TNHH Bayer Việt Nam hiện đang hoạt động với nhà máy hiện đại ở tỉnh Đồng Nai, cùng hai văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh chung của toàn Công ty Thương hiệu Bayer trong các lĩnh vực khoa học cây trồng (Bayer CropScience), chăm sóc sức khỏe cá nhân (Bayer Consumer Care), dược phẩm (Bayer Pharma) ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng

Những cột mốt phát triển quan trọng của Công ty:

- Từ năm1994 - Công ty được thành lập, hình thành Văn phòng Đại diện công ty liên doanh Bayer Agritech Saigon ra đời

- Năm 1997 - Bayer Agritech Saigon mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực thuốc Bảo Vệ Thực Vật

- Năm 1998 - Bayer Agritech Saigon là một trong những công ty có vốn nước ngoài đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất thuốc Bảo Vệ Thực Vật tại Việt Nam Nhà máy tọa lạc tại tỉnh Bình Dương

- Năm 2002 - Bayer Agritech Saigon trở thành công ty 100% vốn đầu tư của Tập đoàn Bayer

- Năm 2003 - Sáp nhập Bayer Agritech Saigon và Aventis CropScience Việt Nam thành công ty TNHH Bayer Việt Nam với 2 khối kinh doanh là Bayer CropScience và Bayer Animal Health Kể từ lúc này, Bayer Việt Nam có 2 địa điểm sản xuất: nhà máy tại KCN Amata chuyên sản xuất thuốc Bảo Vệ Thực Vật và nhà máy tại Bình Dương chuyên sản xuất Thuốc Thú Y Cùng năm, Bayer CropScience đạt chứng nhận ISO Hệ thống quản lý Chất Lượng ISO 9001

- Năm 2009 - Tập trung về Trụ sở chính tại Tp HCM và hợp nhất hoạt động nhánh Thuốc kê toa

- Năm 2010 - Hợp nhất nhánh Thuốc không kê toa vào Bayer Việt Nam

- Năm 2012 - Văn phòng Hà Nội chuyển về địa điểm mới

- Năm 2014 – Kỷ niệm 20 năm Bayer Việt Nam

- Năm 2018 – Sáp nhập với công ty Monsanto

- Năm 2019 – Kỷ niệm 25 năm thành lập Công ty Bayer Việt Nam

- Năm 2020 – Nhánh kinh doanh Thú y và Thủy sản tách ra khỏi Bayer Việt Nam Việc kinh doanh của Công ty được quản lý theo ba mảng kinh doanh: Dược phẩm, Chăm sóc

Sức khỏe Người tiêu dùng và thuốc Bảo vệ Thực vật

2 1 3 Chức năng và nhiệm vụ

Khối kinh doanh Dược phẩm của Công ty tập trung vào các sản phẩm thuốc kê toa, đặc biệt là tim mạch và chăm sóc sức khỏe phụ nữ, thuốc cản quang trong chẩn đoán hình ảnh và thuốc đặc trị trong ưng thư, huyết học và nhãn khoa

Khối kinh doanh sản phẩm Chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng tập trung chủ yếu vào thị trường các loại sản phẩm thuốc không kê toa, với mục tiêu hỗ trợ người tiêu dùng tự chăm sóc để có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc

Khối sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuốc Bảo vệ thực vật cung cấp các sản phẩm thuốc trừ nấm, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, bên

cạnh đó là các giải pháp hạt giống lúa lai, hạt giống rau và các loại thuốc trừ dịch hại ngoài cây trồng

Giữ vững cam kết với các nguyên tắc phát triển bền vững và đạo đức của một công dân - doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, Bayer Việt Nam đã nhiều năm thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng đồng thông qua các chương trình hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và giáo dục, chăm sóc sức khỏe và nhu cầu xã hội cũng như phát triển nông nghiệp

2 1 4 Triết lý kinh doanh và tuyên bố sứ mệnh

Thương hiệu và giá trị cốt lõi của Bayer là nâng tầm sức khỏe và dinh dưỡng Bởi vì các giải pháp mà Bayer tạo ra hôm nay sẽ thúc đẩy cuộc sống trong tương lai, giúp mọi người và trái đất phát triển Bayer tin rằng con người phải phấn đấu cho một ngày mai tốt đẹp hơn, để con người có thể sống cuộc sống đầy tiềm năng Công Bayer sử dụng phương châm “Bayer - Khoa học vì cuộc sống tốt đẹp hơn” để định hướng cho mọi mục tiêu, chiến lược và giá trị của Công ty

2 1 5 Cơ cấu tổ chức Tổng Giám Đốc Tổng Giám Đốc Trợ lý Tổng Giám Đốc Khối dịch vụ chung Bộ phận tài chính kế toán Bộ phận mua hàng Bộ phận IT Bộ phận nhân sự Khối Kinh doanh thuốc BVTV Bộ phận đăng ký và phát triển sản phẩm Bộ phận tiếp thị Bộ phận kinh doanh Bộ phận sản xuất và cung ứng Khối kinh doanh dược phẩm Bộ phận đăn ký và phát triển sản phẩm Bộ phận tiếp thị Bộ phận kinh doanh Bộ phận cung ứng

Khối kinh doanh sản phẩm chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng

Bộ phận đăn ký và phát triển sản phẩm Bộ phận tiếp thị Bộ phận kinh doanh Bộ phận cung ứng

Hình 2 1 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Bayer Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Bayer Việt Nam là cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến chức năng Các phòng ban được chuyên môn hóa theo chức năng giúp hoạt động của Công ty đạt hiệu quả Theo sơ đồ tổ chức của Công ty Bayer Việt Nam (Hình 2 1) thì người đứng đầu là Tổng giám đốc, tiếp theo là Giám đốc của các khối kinh doanh, sau Giám đốc khối kinh doanh là Trưởng bộ phận các phòng ban chức năng Trong cơ cấu tổ chức này, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Công ty TNHH Bayer Việt Nam Giám đốc các khối kinh doanh chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của khối, được hỗ trợ bởi các phòng ban để có đầy đủ thông tin cho việc lập chiến lược và ra quyết định trong việc kinh doanh Trưởng bộ phận các phòng ban chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ phận và toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách

2 1 5 1 Khối dịch vụ chung

Chịu trách nhiệm thực hiện và hỗ trợ các dịch vụ chung, không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty Khối dịch vụ chung gồm:

(1) Bộ phận Tài chính kế toán

- Bộ phận Tài chính: Tư vấn cho Tổng giám đốc và Ban giám đốc các khối kinh doanh về các quyết định tài chính để quyết định phương án đầu tư kinh doanh tối ưu Lập kế hoạch tài chính theo mục tiêu đầu tư của Công ty, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của Công ty Lập kế hoạch tài chính ngắn và trung hạn hàng năm Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện so với ngân sách đã được phê duyệt

- Bộ phận Kế toán: Phụ trách lập báo cáo cho các cơ quan nhà nước theo quy định như báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế, theo dõi và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của Công ty đối với Nhà nước theo quy định Lưu trữ và bảo quản hồ sơ tài liệu theo quy định Chịu trách nhiệm quản lý tài sản, tiền mặt của Công ty, theo dõi các khoản phải thu, phải trả

(2) Bộ phận mua hàng

Chịu trách nhiệm phân tích nhu cầu mua hàng cho toàn Công ty, thực hiện việc tìm kiếm và đánh giá năng lực của nhà cung cấp, thực hiện việc mua hàng theo nhu cầu của các phòng ban và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp, đảm bảo việc tuân thủ các chính sách mua hàng của Công ty

(3) Bộ phận IT

Tham mưu và tổ chức, triển khai thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của Công ty Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin (hệ thống kết nối internet, wifi, máy chủ, các ứng dụng và phần mềm và các tài nguyên hệ thống …) hoạt động ổn định phục vụ cho công việc của Công ty Quản lý vận hành các phần mềm nghiệp vụ (SAP)

(4) Bộ phận nhân sự

Thực hiện việc lập kế hoạch và tuyển dụng nhân sự cho Công ty, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Duy trì và quản lý hoạt động của nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương Thiết lập và xây dựng các chính sách khen thưởng, kỷ luật, phúc lợi Kết hợp với các phòng ban thực hiện đánh giá năng lực nhân viên kịp thời và hiệu quả để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên Chịu trách nhiệm quản lý thông tin, hồ sơ nhân sự của Công ty

2 1 5 2 Các khối kinh doanh

Các khối kinh doanh chịu trách nhiệm đề ra chiến lược, kế hoạch và trực tiếp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh cho các khối kinh doanh của Công ty Trong mỗi khối kinh doanh có những bộ phận như sau:

(1) Bộ phận đăng ký và phát triển sản phẩm

Bộ phận đăng ký và phát triển sản phẩm thực hiện việc đăng ký lưu hành cho các sản phẩm của Công ty theo quy định của pháp luật Nghiên cứu phát triển việc sử dụng sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp

(2) Bộ phận tiếp thị

Bộ phận tiếp thị chịu trách nhiệm nghiên cứu thông tin thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, lập dự báo bán hàng, khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng Tiến hành các nghiên cứu để phân khúc thị trường, xác định mục tiêu và định vị thương hiệu Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với nhu cầu của thị trường Quản trị chu kỳ sống của sản phẩm Xây dựng các chiến lược về việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng Xây dựng và thực hiện chiến lược tiếp thị, theo dõi, điều chỉnh và báo cáo tình hình thực hiện

(3) Bộ phận kinh doanh

Bộ phận kinh doanh có trách nhiệm nghiên cứu và dự báo thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như tính toán và lập báo cáo về giá thành sản phẩm, dịch vụ, để có căn cứ ký hợp đồng với khách hàng Nghiên cứu, xây dựng chính sách bán hàng (bao gồm chính sách giá, khuyến mãi) Xây dựng các chính sách riêng theo từng nhóm khách hàng, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bán hàng cụ thể theo từng giai đoạn, và thực hiện việc bán các sản phẩm, dịch vụ theo đúng kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đặt ra Tìm kiếm, kết nối và phát triển mạng lưới khách hàng mục tiêu cho Công ty Duy trì và chăm sóc các khách hàng hiện tại của Công ty theo đúng chính sách đã đặt ra

(4) Bộ phận sản xuất và cung ứng

Bộ phận sản xuất và cung ứng chịu trách nhiệm tiếp nhận dự báo bán hàng, nhập hàng, lên kế hoạch sản xuất, sản xuất và cung ứng hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng

2 1 6 Sản phẩm thuốc BVTV của Công ty TNHH Bayer Việt Nam

Công ty cung cấp các sản phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ thực vật và kiểm soát dịch hại phi nông nghiệp Ngay từ những ngày đầu hoạt động tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc BVTV của Công ty đã đạt tăng trưởng ổn định, chủ yếu nhờ vào thị trường sản phẩm bảo vệ thực vật dành cho cây lúa

Công ty cung cấp các dòng sản phẩm ưu việt bao gồm hạt giống cây trồng sản lượng cao, các sản phẩm bảo vệ mùa màng tiên tiến dựa trên sự kết hợp giải pháp hóa sinh và các dịch vụ hỗ trợ rộng rãi để phục vụ cho ngành nông nghiệp hiện đại và bền vững Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, Công ty cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ nhằm kiểm soát sâu bệnh trong nhà và ngoài vườn, cũng như các ứng dụng lâm nghiệp khác Công ty có một lực lượng lao động tại Việt Nam lên đến 250 người

Các sản phẩm BVTV bao gồm thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và xử lý hạt giống cho các cây trồng chính trên khắp Việt Nam

2 2 Phân tích thực trạng về hoạt động của Công ty TNHH Bayer Việt Nam2 2 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm thuốc BVTV của 2 2 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm thuốc BVTV của Công ty TNHH Bayer Vi ệ t Nam

Bảng 2 1 Kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc BVTV của Công ty TNHH Bayer Việt Nam giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy có sự tăng giảm về chi phí và doanh thu, cụ thể doanh thu thuần về bán hàng năm 2019 là 6 096 tỷ, tăng 4,2% so với 2018 là 5 850 tỷ, nhưng doanh thu năm 2020 chỉ được 5 596 tỷ giảm 8,2% so với 2019, sự sụt giảm doanh số do sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ trong thị trường thuốc BVTV, Công ty mất doanh số về tay các đối thủ và không đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra

Stt Chỉ tiêu Năm

2018 2019 2020

1 Doanh thu bán hàng 6 049 6 332 5 868

2 Các khoản giảm trừ doanh thu (199) (236) (273)

10 Doanh thu thuần về bán hàng (10=01-02) 5 850 6 096 5 596

11 Giá vốn hàng bán (4 583) (4 780) (4 450)

20 Lợi nhuận gộp (20 = 10-11) 1 267 1 316 1 146

21 Doanh thu hoạt động Tài chính 10 14 13

22 Chi phí tài chính (92) (158) (163)

23 Trong đó:Chi phí lãi vay (80) (118) (107)

24 Chi phí bán hàng (632) (582) (495)

25 Chi phí quản lý DN (210) (235) (218)

30 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD

(30 = 20 + (21-22) – (26 – 26) 344 354 283

31 Thu nhập khác 13 27 42

32 Chi phí khác (2) (11) (15)

40 Lợi nhuận khác (40 = 31-32) 11 16 27

50 Lợi nhuận kế toán trước thuế(50 = 30+40) 355 370 309

51 Chi phí thuế TNDN hiện hành (75) (92) (86)

52 (Lợi ích)/Chi phí thuế TNDN hoãn lại (0,79) 0,72 (0,94)

2 2 2 Hoạt động tài chính

Như bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ở Mục 2 2 1 giới thiệu tổng quan về Công ty bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận tăng giảm theo các năm Ở phần này tập trung phân tích các chỉ số tài chính của Công ty trong 3 năm, từ năm

2018 – 2020 Các chỉ số tài chính được trình bày trong Bảng 2 2 như sau:

Bảng 2 2 Các chỉ tiêu tài chính của Công ty

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Trong đó:

(1) Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

- Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn luôn lớn hơn 1, đây là biểu hiện tốt trong hoạt động tài chính, cho thấy Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, Trong năm 2019 chỉ số này là 1,2 tăng 0,84% so với 2018 và năm 2019 chỉ số này là 1,27 tăng 5,8% so với năm 2019

- Tỷ số thanh toán nhanh năm 2019 là 0,58 giảm 10,8% so với 2018 và năm 2020 là 0,62 tăng 6,9% so với 2019 nguyên nhân do hàng tồn kho giảm

(2) Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

- Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2019 là 0,67 tăng 3% so với năm 2018 nguyên nhân do tổng nợ tăng; năm 2020 là 0,6 giảm 10,4% so với 2019 do tài sản cố định giảm

Chỉ tiêu (năm) 2018 2019 2020 (1) Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn = TSLD/ Nợ ngắn

hạn 1,19 1,20 1,27

Hệ số thanh toán nhanh = (TSLĐ-Hàng tồn

kho)/Nợ ngắn hạn 0,65 0,58 0,62

(2) Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Tỷ số nợ so với tổng TS = Tổng nợ/Tổng tài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân phối sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại công ty TNHH bayer việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w