1 6 1 1 Mức độ thực hiện đơn hàng
Việc thực hiện đơn hàng bắt đầu khi khách hàng đặt hàng và kết thúc khi họ nhận được gói hoặc dịch vụ của họ Nó cho phép một doanh nghiệp điều phối toàn bộ quá trình thực hiện từ thu thập đơn hàng, tồn kho và khả năng giao hàng đến khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ Quy trình công việc liên quan có thể khác nhau dựa trên nhu cầu của từng công ty, nhưng quy trình của việc thực hiện đơn hàng điển hình gồm 3 bước: Đặt hàng, xử lý đơn hàng và giao hàng
Mức độ thực hiện đơn hàng là khoảng thời gian tính từ khi nhận đơn hàng đến khi khách hàng nhận được hàng Mức độ nhanh hay chậm tùy thuộc vào việc quản lý thông tin và thiết lập hệ thống xử lý đơn hàng của từng công ty
1 6 1 2 Mức độ giao hàng đúng lúc
Mức độ giao hàng đúng lúc được đánh giá dựa vào những tiêu chí sau:
- Tỷ lệ lấy hàng đúng giờ: được tính bằng cách lấy số lượng xe thực hiện lấy hàng đúng thời gian quy định chia cho tổng số lô hàng Đây là một phép tính giúp đo lường
hiệu suất vận chuyển hàng hóa và ảnh hưởng của nó lên hoạt động dịch vụ của công ty;
- Tỷ suất đo lường chuyến hàng hoàn hảo: Chỉ số này sẽ đo lường số phần trăm hoàn hảo (tức không mắc lỗi) của một đơn hàng Nói một cách đơn giản, mục tiêu của việc đo lường này là cải thiện quá trình phân phối của công ty bằng cách tìm và loại bỏ các khiếm khuyết theo mức độ tăng dần, cho đến khi con số đó giảm về không Với việc đo lường đơn hàng hoàn hảo, các nhà quản lý sẽ có thể xác định bất kỳ nguyên nhân thất bại nào trong mọi trường hợp;
- Tỷ suất giao hàng đúng hẹn: Chỉ số này cho biết tỷ lệ trung bình giữa việc giao hàng đúng thời gian so với ngày khách hàng yêu cầu Đối với các nhà bán lẻ, số liệu này đặc biệt quan trọng, vì công ty có thể sẽ phải trả tiền phạt cho các đơn đặt hàng đến tay khách hàng muộn;
- Độ chính xác của hàng hóa: được tính bằng cách chia số hóa đơn cước không mắc lỗi cho tổng số hóa đơn vận chuyển trong một khoảng thời gian nhất định Lỗi ở đây có thể bao gồm giá không chính xác, trọng lượng không chính xác, thông tin không đầy đủ… Số liệu này thường được đo theo hai hướng: tổng quan công ty và cho mỗi nhà vận chuyển;
- Thời gian vận chuyển đến đích: Chỉ số này được đo lường bằng cách tính số ngày (hoặc giờ) kể từ khi một lô hàng rời khỏi cơ sở của công ty cho đến địa điểm của khách hàng Thời gian vận chuyển có thể dao động đáng kể, phụ thuộc vào phương tiện và hệ thống vận chuyển, cho một khoảng cách nhất định Bằng cách theo dõi thời gian vận chuyển, công ty có thể tối ưu hóa năng suất và tìm ra những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài xế và nhà vận chuyển, từ đó giảm thiểu chúng
1 6 1 3 Giá trị và số lượng của đơn hàng tồn đọng
Thuật ngữ "đơn hàng tồn đọng" được sử dụng để chỉ khối lượng công việc hiện vượt quá năng lực sản xuất của một công ty hoặc ban ngành, thường được sử dụng trong xây dựng hoặc sản xuất Sự hiện diện của nó có thể có ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực Ví dụ, việc tồn đọng đơn đặt hàng sản phẩm tăng có thể cho thấy doanh số tăng
Mặt khác, các doanh nghiệp thường muốn tránh đơn hàng tồn đọng vì nó có thể chỉ sự kém hiệu quả trong qui trình sản xuất Tương tự như vậy, đơn hàng tồn đọng giảm có thể là một dấu hiệu rõ ràng của nhu cầu tụt hậu nhưng cũng có thể biểu thị cải thiện hiệu quả sản xuất Đương nhiên, đơn hàng tồn đọng bất ngờ có thể làm tổn hại tới dự báo và lịch trình sản xuất
1 6 1 4 Tần suất và khoảng thời gian của đơn hàng tồn đọng
Xác định tần suất và khoảng thời gian của đơn hàng tồn đọng bằng cách chọn một khoảng thời gian, đếm số lần xuất hiệu của đơn hàng tồn đọng trong thời gian ấy, rồi chia số này cho khoảng thời gian đã chọn
1 6 2 Các tiêu chí đánh giá hiệu suất nội bộ
1 6 2 1 Giá trị hàng tồn kho (Inventory value)
Là việc xác định giá trị bằng tiền phù hợp cho dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm của doanh nghiệp Giá trị hàng tồn kho có thể được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp này thì giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị của từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Có 2 cách xác định giá theo phương pháp này:
(1) Xác định giá bình quân gia quyền cuối kỳ: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp doanh số nhỏ nhưng số lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá
Công thức 1: Tính giá bình quân gia quyền cuối kỳ
Đơn giá bình quân Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ của cả kỳ dự trữ =
Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ Tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác không cao Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác Ngoài ra,
phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
(2) Xác định giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập: Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:
Công thức 2: Tính giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Đơn giá bình quân Sau mỗi lần nhập =
Giá trị thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
trong kỳ
Ưu điểm của phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật được thường xuyên liên tục Nhược điểm của phương pháp này làm tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần Do vậy, phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít
1 6 2 2 Số quay vòng tồn kho (Inventory turns)
Số quay vòng tồn kho hay còn gọi là vòng quay tồn kho, là chỉ số quan trọng trong quy trình quản lý kho Vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần hàng tồn kho được bán hoặc thay thế trong một khoảng thời gian nhất định Trong kế toán, vòng quay hàng tồn kho trong 1 kỳ thường được tính theo năm, tuy nhiên công ty cũng có thể thực hiện việc này hàng quý hay hàng tháng
Dựa vào hệ số vòng quay hàng tồn kho, ta có thể biết được khoảng thời gian trung bình để bán hết hàng tồn kho từ đó công ty sẽ có kế hoạch nhập hàng với số lượng và khoảng thời gian phù hợp Vòng quay hàng tồn kho cho thấy tần suất bán sản phẩm của cửa hàng và có thể đánh giá 1 sản phẩm là bán nhanh hay chậm, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định để quản lý hàng hóa chống thất thoát cho cửa hàng Vòng quay hàng tồn kho càng cao càng tốt, vì vòng quay hàng tồn kho cao có nghĩa là cửa hàng đang bán hàng hóa rất nhanh và nhu cầu của người dùng với mặt hàng đó rất lớn Ngược lại, vòng quay hàng tồn kho thấp có nghĩa là doanh thu yếu cũng như nhu cầu với sản phẩm không cao Ngoài ra, số vòng quay hàng tồn kho cũng giúp công ty đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho Nếu vòng quay hàng tồn kho thấp có nghĩa là công ty đã mua quá nhiều
hàng hóa so với nhu cầu thực sự của người dùng Nếu vòng quay hàng tồn kho rất cao thì có thể công ty chưa nhập đủ hàng và bỏ lỡ cơ hội bán hàng
Hệ số vòng quay hàng tồn kho đặc biệt quan trọng với các sản phẩm dễ hỏng hoặc nhanh lỗi thời như thực phẩm, đồ uống, thời trang, ô tô…
Công thức 3: Tính vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu Hệ số vòng quay hàng tồn kho =
Giá trị kho trung bình
Trong đó:
Doanh thu: Sẽ bằng tổng doanh thu trong kỳ, công ty có thể xem tại phần báo cáo doanh thu bán hàng trong phần mềm quản lý kho
Giá trị kho trung bình: (Giá trị kho đầu kỳ + Giá trị kho cuối kỳ) / 2
1 6 2 3 Tỷ suất lợi nhuận
(1) Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (Return on sales)
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu hay còn gọi là Thu nhập từ bán hàng, trong tiếng Anh là Return on sales, viết tắt là ROS
Tỉ suất lợi nhuận doanh thu thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong kỳ thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận
Công thức 4: Tính lợi nhuận doanh thu (ROS)
Lợi nhuận
ROS = x 100
Doanh thu
Lợi nhuận trong công thức trên có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần hay lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế Tương ứng với chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu ở mẫu số có thể là doanh thu thuần, doanh thu từ hoạt động kinh doanh hoặc tổng doanh thu và thu nhập khác trong kỳ Tuy nhiên, cách tính ROS được sử dụng phổ biến nhất là lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
Do ROS đo lường % lợi nhuận trên doanh thu, chỉ số ROS dương đồng nghĩa với việc công ty có lãi ROS càng cao thì lợi nhuận của công ty càng lớn Thông thường,
một doanh nghiệp có tỷ số ROS cao được đánh giá là quản lý tốt về chi phí trong hoạt động kinh doanh hay thực hiện chiến lược cạnh tranh về mặt chi phí
(2) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Retun on Assets – ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp Chỉ số này cho thấy một công ty sử dụng tài sản của mình hiệu quản đến mức nào, bằng cách thể hiện mức độ lợi nhuận của công ty so với tài sản của chính nó
Công thức 5: Tính lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận x 100
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết cứ một trăm đồng tài sản doanh nghiệp hiện có thì bao nhiêu đồng lợi nhuận được mang lại Chỉ số này cho biết thông tin về khoản lãi được tạo ra từ số tài sản trong doanh nghiệp Chỉ số ROA càng cao cho thấy doanh nghiệp càng kiếm được nhiều lợi nhuận từ số tài sản hiện có Tuy nhiên, chỉ số ROA đối với các doanh nghiệp hoạt động không cùng ngành là rất khác nhau
(3) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (Return on Equity - ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được trong kỳ so với số vốn bỏ ra trong kỳ đó Vốn bao gồm vốn cố định và vốn lưu động
Công thức 6: Tính lợi nhuận trên vốn (ROE) Lợi nhuận thu được trong kỳ
ROE = x 100
Số vốn bỏ ra
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ánh rằng, cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng lớn
Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và chỉ số ROE: Cả hai chỉ số ROA và ROE đều đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp Tuy nhiên, chỉ số ROE chỉ tính đến lợi nhuận tạo ra trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, còn chỉ số ROA còn tính đến cả nợ của
doanh nghiệp, do Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ Do đó, nếu một doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ và đòn bẩy tài chính cao thì ROE càng cao khi so với ROA
1 7 Kinh nghiệm về tổ chức hoạt động phân phối thuốc BVTV1 7 1 Hoạt động phân phối công ty CP Lộc Trời 1 7 1 Hoạt động phân phối công ty CP Lộc Trời
Công ty CP Lộc Trời (LTG) là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và trong chuỗi nông nghiệp lương thực nói riêng Doanh nghiệp có thể tận dụng những chính sách của Chính phủ để thích nghi với xu thế ngành nông nghiệp là tăng trưởng bền vững, hướng đến chất lượng hơn là tập trung vào sản lượng Mảng thuốc BVTV sẽ tiếp tục tăng thị phần nhờ vào chuyển đổi mô hình phân phối sang hệ thống bán lẻ 1 cấp đại lý Trong điều kiện ngành tăng trưởng chậm, mức độ cạnh tranh ngành cao thì lợi thế cạnh tranh không chỉ đến từ mức độ nhận diện thương hiệu mà quan trọng phải có hệ thống phân phối tốt Trước năm 2017, cũng giống như các công ty khác trong ngành, hệ thống phân phối của LTG cũng gồm đại lý bán buôn và nhà bán lẻ Tuy nhiên, nhận thấy mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt cùng với dung lượng thị trường tăng khá chậm nên doanh nghiệp quyết định tái cấu trúc hình thức bán hàng LTG chỉ sử dụng trực tiếp nhà bán lẻ (đại lý cấp 2) mà không thông qua trung gian các nhà bán buôn (đại lý cấp 1) Việc này giúp LTG có thể nhanh chóng mở rộng địa bàn phân phối, tăng tốc độ bán hàng đồng thời đi sâu sát hơn để chăm sóc, tư vấn cho người nông dân để qua đó có thể tăng trưởng bằng cách lấy thị phần của các đối thủ cạnh tranh LTG bắt đầu quá trình tái cơ cấu kênh bán hàng từ Q3/2017 Những diễn biến kinh doanh mảng thuốc BVTV trong nửa đầu năm 2018 cho thấy hiệu quả của việc chuyển đổi này Cụ thể, LTG ghi nhận doanh thu mảng thuốc BVTV tăng trưởng 19% so với nửa đầu năm 2017 Lợi nhuận gộp mảng này đạt 771 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so cùng kỳ đồng thời biên lợi nhuận gộp cũng quay trở lại mức cao trong quá khứ là 33% Trong tương lai, LTG dự kiến sẽ tăng số lượng nhà bán lẻ từ 5 008 lên 6 000 đại lý trong năm 2022 với mục tiêu chiếm lĩnh 30% thị phần ngành này Thực tế cho thấy trong năm 2018, doanh thu mảng này tăng trưởng đến 17% và tiếp tục tăng trưởng mạnh 19% trong nửa đầu năm 2019 Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh đứng thứ 2 thị phần là VFC cũng có những bộ sản phẩm tương tự LTG chịu mức tăng trưởng âm trong nửa đầu năm 2018 Dự báo doanh thu mảng thuốc BVTV của LTG sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm trong giai đoạn 5 năm sắp tới, qua đó LTG có thể hoàn thành mục tiêu thị phần 30% trong ngành thuốc BVTV Với thị phần tăng dần, biên lợi nhuận gộp của LTG
được kỳ vọng có thể duy trì ở mức 33% do LTG có thể chủ động hơn các doanh nghiệp nhỏ khác về mặt giá bán cũng như giá nguyên vật liệu
1 7 2 Bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động phân phối thuốc BVTV
Đánh giá được tầm quan trọng và ảnh hưởng của các đại lý cấp 1 trong hệ thống phân phối, Lộc Trời đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình kinh doanh bỏ bớt đi 1 cấp trung gian trong kênh phân phối của mình là đại lý bán buôn cấp 1 Đây là bước đi khá táo bạo và đột phá so với kênh phân phối truyền thống, bước đầu đã cho thấy có sự tăng trưởng về mặt doanh số Sự thành công đến từ các yếu tố:
- Hàng hóa đến được tay người tiêu dùng nhanh hơn và đáp ứng nhu cầu kịp thời;
- Thông qua đại lý cấp 2, công ty nắm được nhu cầu của người tiêu dùng và có