Tổ chức lao động quốc tế ILO, Tóm tắt nghiên cứu “Giới và thị trường lao động ở Việt Nam” (3/2021),

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 69 - 70)

65

trường hợp doanh nghiệp từ chối tuyển dụng lao động nữ hay lao động nữ đã kết hôn mà chưa sinh con. Ngoài ra doanh nghiệp, cơ sở lao động sử dụng lao động nữ cũng tìm cách để đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ khi họ mang thai như lấy lí do không hoàn thành công việc, làm việc không đạt tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng lao động hay ảnh hưởng đến sản phẩm. Như vụ việc năm 2017, Công

ty TNHH JNTC Vina (100% vốn Hàn Quốc ở Phú Thọ) đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân nữ khi mang thai tháng thứ 6. Trước khi bị buộc thôi việc, công nhân này không hề bị quản lý nhắc nhở hoặc cảnh cáo. Đồng thời, lí do

mà ban quản lý đưa ra lại mang tính chủ quan khi cho rằng lao động nữ này nôn vào găng tay gây mất vệ sinh cho nơi làm việc;lao động này không đạt yêu cầu công việc trong 2 tháng liên tiếp theo đánh giá xếp loại lao động của công tyvà nằm trong diện bị đề nghị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên theo lời lao động này

thì khi mang thai, chị đã nộp giấy siêu âm lên công ty để được hưởng quyền lợi công ty đưa ra như được về sớm, được mang đồ ăn riêng nhưng trên thực tế chị lại không được lưu tâm đến vấn đề sức khỏe. Cuối cùng chị lại bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trong khi đang còn trong thời gian mang thai.57Trong vụ việc này không thể nói công ty làm trái với quy định pháp luật, vi phạm quy định không được đơn phương chấm dứt hợp đồng vì lao động mang thai. Trên thực tế công ty cũng phần nào thực hiện và có những nội quy đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ mang thai. Tuy vậy

quy định công ty về đánh giá xếp loại còn mang tính định tính, gộp phụ nữ mang thai vào chung với các lao động khác mà không có quy chế đánh giá riêng để tránh thiệt thòi nên mới xảy ra tình trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như trên.

Cũng có những trường hợp quy định về việc NSDLĐkhông được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lí do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổitheo Khoản 3 Điều 137 BLLĐ 2019 hay trong thời gian người lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ theo như Khoản 4 Điều 37 BLLĐ không được áp dụng một cách rõ ràng. Điển hình như vụ việc tại Bản án số 16/2021/LĐ-PT ngày 13/5/2021 về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo bản án này, nguyên đơn là bà Q (lao động nữ) sau thời gian thử việc, đã ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn là 1 năm tính từ ngày 4/2/2020 đến ngày 4/2/2021 với Công ty M. Tuy nhiên đến ngày 31/3/2020, Côngty M thông báo sẽ đơn

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 69 - 70)