Bộ Lao độn g Thương bin h Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mạ i Công nghi ệp Việt Nam, Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 63 - 64)

59

khác, cho thấy tuy rằng quy định đã có nhưng việc tiếp cận và áp dụng trên thực tiễn vần còn nhiều khác biệt.

2.2.1.1. Đảm bảo về vấn đề việc làm cho lao động nữ

Pháp luật Việt Nam nhấn mạnh việc tạo việc làm bình đẳng cho lao động nữ, tuy nhiên trên thực tế, sự phân bố công việc cho lao động nữ vẫn có sự chênh lệnh so với quy định của pháp luật. Theo báo cáo, nghiên cứu Giới và thị trường lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu điều tra lao động - việc làm của ILO tháng

3/2021 vẫn có sự chênh lệch giới trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam dù hẹp hơn so với mức trung bình của khu vực và toàn cầu. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động thấp hơn nam giới và lý do đằng sau sự chênh lệch này có thể là do sự phânbổ trách nhiệm gia đình không đồng đều trong xã hội Việt Nam. Điều tra Lao động - Việc làm năm 2018 cho thấy 47,5% phụ nữ lựa chọn không hoạt động kinh tế là vì 'Lý do cá nhân hoặc liên quan đến gia đình'. Trong khi đó, chỉ có 18,9% nam giới không tham gia hoạt động kinh tế viện dẫn lý do này. Mặc dù có tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động nói chung cao nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn phải đối mặt với sự bất bình đẳng về cơ hội tham gia vào hoạt động kinh tế so với nam giới.45

Nguyên nhân của việc chênh lệch nàyxuất phát từ việc người phụ nữ phải gánh vác nhiều trách nhiệm trên vai cùng một lúc, bao gồm việc cân bằng chuyện gia đình và cả việc tham gia lao động sản xuất ngoài xã hội. Điều này dẫn đến phát sinh sự bất bình đẳng và chênh lệch giữa tỉ lệ việc làm và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho lao động nữ, do “gánh nặng kép” mà họ phải giải quyết.46Ngoài ra các quy định về bình đẳng trong sử dụng lao động cũng không phát huy đúng tác dụng khi mà theo báo cáo về “Vai trò của nữ giới trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” ngày 11/06/2018 của Navigos Group, tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam cho thấy vẫn còn tồn tại khoảng cách trong vấn đề tiếp cận việc làm của lao động nữ. 39% ứng viên nam tham gia khảo sát chia sẻ họ từng được nhận vào làm việc chỉ với lý do họ làm nam giới. 19% ứng viên nữ tham gia khảo sát cho biết

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 63 - 64)