Báo Lao động, Cty TNHH JNTC Vina (Phú Thọ): Sa thải người lao động đang mang thai,

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 70 - 71)

https://laodong.vn/cong-doan/cty-tnhh-jntc-vina-phu-tho-sa-thai-nguoi-lao-dong-dang-mang-thai- 584819.ldo, truy cập 2/7/2021.

66

phương chấm dứt hợp đồng với bà Q do do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, Công ty

không có đủ khả năng chi trả nên phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với một số người lao động. Công ty cũng khẳng định rằng việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là vì lí do dịch bệnh và cũng đã tuân theo hướng dẫn tại Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 25/3/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên bà Q lại đang

mang thai 15-16 tuần theo kết quả siêu âm ngày 23/3/2020. Trong vụ việc này, bà Q cho rằng Công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với bà, trong khi đó Công ty khẳng định việc đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải vì lí do bà Q

mang thai. Hơn nữa việc mang thai này cũng không được Công ty biết lúc tuyển dụng

do trước đó giấy khám sức khỏe ngày 3/12/2019 của bà Q cung cấp không thể hiện

việc bà Q mang thai. Tòa án sau đó đã nhận định về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng của Công ty không trái pháp luật lao động. Căn cứ vào nội dung của Công

vănsố 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 25/3/2020của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong

thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid- 19: “..nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì NSDLĐvà người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động; nếu doanh nghiệp phải thu hẹpsản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động”58

cùng với việc Công ty M đã lập bảng thống kê cho thấy Công ty bị ảnh hưởng phải tạm ngưng hoạt động. Đồng thời, trong Giấy nhận lương thôi việc, bà Q có ký và xác

nhận nghỉ việc vào ngày 31/3/2020 với lý do “Do dịch bệnh cắt giảm lao động” và ghi chú rõ: “lương tháng 4 đền bù hợp đồng cho NLĐ 30 ngày do nghỉviệc ngay theo quy định điều 38/2012 giải quyết dịch bệnh”.Từ đó nhận thấy rằng bà Q đã biết rõ và tự nguyện đồng ý nghỉ việc do lý do dịch bệnh nêu trên và nhận khoản thanh toán, bồi thường từ Công ty. Điều này đã thể hiện rõ sự thỏa thuận của các bên, vì thế bà Q không thể dùng lí do trong thời gian mang thai để kết luận Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.59 Theo như nhận xét của tác giả về vụ việc này, hiệnvẫn đang có những sự nhầm lẫn và thiếu rõ ràng trong vấn đề quyền đơn phương

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)