Tổng cục thống kê (2020), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 4 năm 2020, tr

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 68 - 69)

64

(tương ứng 7,3 triệu đồng so với 5,2 triệu đồng).54Thêm một thực trạng nữ là hiện nay tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, mức thu nhập của người lao động nữ còn thấp, không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, ngoài ra lao động nữ nhập cư còn phải thuênhà trọ để ở, dẫn tới việc mức lương được trả không đủ để họ trang trải, sinh hoạt. Cùng với đó các quy định về nghỉ hưu cũng khiến cho sự chênh lệch về tiền lương theo giới tăng nhanh khi mà tại Việt Nam tuổi nghỉ hưu của nữ là sớm hơn nam. Trước khi BLLĐ 2019 được ban hành, thì chênh lệch tuổi nghỉ hưu là 5 tuổi (đủ 60 tuổi với nam và đủ 55 tuổi với nữ). Lí giải cho việc khoảng cách về tuổi nghỉ hưu cũng gây ảnh hưởng đến chênh lệch về lương, quá trình làm việc lao động và thăng tiến của nữ giới thường rất khó khăn và không liên tục như nam giới vì chịu sự tác động của yếu tố gia đình, thiên chức làm mẹ,… Vì thế hệ quả là khi đến tuổi nghỉ hưu, lao động nữ đã không dành nhiều thời gian cho sự nghiệp như lao động nam, từ đó đã quy định tuổi nghỉ hưu phần nào đã rút ngắn cơ hội thăng tiến và sự nghiệp của họ.55

Về thực tiễn áp dụng các quy định pháp lý về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi cho lao động nữ, về số giờ làm việc, theo diễn biến chung thì năm 2020 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chính vì thế mà tổng số giờ làm của lao động nữ giảm, nhất là khi những ngành có tỷ trọng lao động nữ lớn cũng là những ngành có tỷ lệ giảm giờ làm nhiều hơn. Tuy nhiên đến quý 3 và 4 năm 2020, với hoạt động kinh tế bắt đầu hồiphục và trường học dần mở cửa trở lại, phụ nữ và namgiới phải làm thêm nhiều giờ, có lẽ là để bù đắp thu nhập bị mất ở các quý trước đó. Trung bình phụ nữ làm thêm nhiều giờ hơn nam giới, khiến gánh nặng kép củahọ càng trở nên nặng hơn.56 Việc làm thêm giờ cùng với việc cân bằng công việc gia đình khiến cho lao động nữ gặp nhiều áp lực hơn.

2.2.1.4. Về vấn đề thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ

Việc quy định NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lí do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhằm tránh khỏi trường hợp NSDLĐlấy lí do trên để từ chối lao động nữ vì sợ họ trở thành gánh nặng bởi việc mang thai và nghỉ thai sản của họ. Trên thực tế có không ít

54Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý 1 năm 2021 (2021), tr.05. 55Nhóm Ngân hàng Thế giới, Tương lai việc làm Việt Nam dưới góc nhìn giới (2018), tr.08. 55Nhóm Ngân hàng Thế giới, Tương lai việc làm Việt Nam dưới góc nhìn giới (2018), tr.08.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)