21
nam và lao động nữ đối với công việc có giá trị ngang nhau. Khoản 3 Điều 3 cũng nhấn mạnh việc không được xét đến vấn đề giới tính khi trả lương cho người lao động, cụ thể: “Những mức tiền công chênh lệch giữa những người lao động không xét theo giới tính, mà tương ứng với những khác biệt trong công việc phải làm đã được xác định bằng việc đánh giá khách quan nói trên, thì sẽ không được coi là trái với nguyên tắc trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công
việc có giá trị ngang nhau”.Những quy định này giúp bảo vệ lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động, khi mà việc trả lương dựa trên giới tính có thể ảnh hường đến điều kiện làm việc cũng như kết quả, công ước mà họ bỏ ra cho công việc đó.
Thứ ba, về việc đảm bảo về thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện làm việc cho lao động nữ.Quyền nghỉ ngơi của người lao động cũng là một quyền quan trọng bên cạnh với quyền được làm việc. Tương tự như quyền được làm việc của lao động nữ, quyền được nghỉ ngơi cũng được ghi nhận trong rất nhiều văn bản quốc tế, cả trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 hay những công ước, khuyến nghị của các tổ chức khác trên thế giới về lao động như ILO. Có thể thấy, việc xây dựng những tiêu chuẩn về thời giờ nghỉ ngơi, nhất là cho lao động nữ không những giúp bảo vệ sức khỏe cho nhóm lao động đặc thù này mà còn giúp đảm bảo được sức lao động, khả năng sáng tạo cho họ, từ đó lao động nữ mới có thể công tác, lao động lâu dài mà không gây thiệt hại cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, một số công ước tiêu biểu của ILOvề thời giờ làm việccó thể kể đến như Công ước số 1 năm 1919 về thời giờ làm việc trong công nghiệp, Công ước số 30 năm 1930 về thời giờ làm việc trong thương mại và văn phòng, Công ước 106 năm 1957 về nghỉ hàng tuần hay Công ước số 47 năm 1935 về tuần làm việc bốn mươi giờ. Tinh thần của các công ước này cũng bao hàm bảo vệ quyền được nghỉ ngơi của lao động nữ, với tinh thần là người lao động được phép sử dụng thời giờ này để nghỉ, ăn, uống, cầu nguyện và thoả mãn các nhu cầu quan trọng khác trong ngày làm việc. Điều 2, Công ước số 30 quy định rằng: “Đối với mục đích của Công ước này, thuật ngữ thời giờ làm việc có nghĩa là thời gian trong đó người lao động làm thuê được đặt dưới sự sắp đặt của NSDLĐ; trong đó không bao gồm thời giờ nghỉ ngơi mà người lao động không nằm dưới sự sắp đặt của NSDLĐ.”Ngoài ra thời gian làm việc tối đa không được vượt quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần (không áp dụng đối với quản lý). Điều 2 Công ước số 1 và Điều 3 Công ước số 30cho phép đưa ra số giờ làm việc trung bình đối với một số tuần, với điều kiện thời gian làm việc
22
một ngày không quá 9 giờ (Công ước số 1) hoặc 10 giờ (Công ước số 30). Số giờ làm việc trung bình cũng được chấp nhận đối với công việc làm theo ca, với điều kiện số giờ trung bình từng tuần trong thời gian ba tuần không vượt quá 48 giờ một tuần (và trong một số trường hợp được quy định cụ thể).14Đồng thời ILO cũng không khuyến khích việc sử dụng lao động nữ làm việc đêm trong các khu công nghiệp trừ trường hợp bất khả kháng do yêu cầu kỹ thuật hoặc phải học việc.
Thứ tư, về điều kiện làm việc. Đối với sự thay đổi và pháp triển của công nghệ trong sản xuất, lao động mà phát sinh ra những công việc có tính chất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động, nhất là người lao động nữ hay thậm chí là người lao động nữ đang trong thời gian mang thai. ILO cũng đã ban hành nhiều công ước, trong đó cân nhắc đến tính đặc thù của những công việc nguy hiểm, từ đó hạn chế hoặc cấm sử dụng lao động nữ cho những công việc có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản của họ. Những công ước có thể kể đến như Công ước số 45 năm 1935 về sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới mặt đất trong hầm mỏ, Công ước 89 năm 1948 về làm việc ban đêm củaphụ nữ trong công nghiệp hay Công ước 103 năm 1952 về bảo vệ thai sản,… Ngoài ra lao động nữ cũng cần được chăm sóc sức khỏe trong khi lao động. Điều này được ghi nhận trong Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, cụ thể tại Điều 12 như“Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được” và “…cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp; Ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác; Tạo các điều kiện để bảo đảm mọi dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu.” Công ước CEDAW cũng xác nhận và khẳng định quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm cả việc tiếp cận các phương pháp kế hoạch hóa gia đình của phụ nữ. Từ những công ước quốc tế nêu trên, các quốc gia cũng được khuyến khích phát triển danh mục những công việc cấm sử dụng lao động nữ như những công việc nặng nhọc, những công việc phải tiếp xúc với những hóa chất độc hại như chì, benzen, khí thải nguy hại trong công nghiệp,… Nhìn chung việc đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi cũng như việc chăm sóc sức khỏe, cung cấp điều kiện làm việc phù hợp và khoa học cho lao động
14Xem đoạn 12(2) Khuyến nghị về Thời giờ Làm việc Số116 quy định mức tham chiếu tối đa làm cơ sởđối với việc tính thời gian làm việc trung bình để cho phép tiếp cận linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh giới hạn