32
(vi) Đạo luật về Công bằng trong chi trả lương (PFA) và Đạo luật công bằng đối với người lao động mang thai (PWFA)
Đa số những đạo luật trước đây được ban hành để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ trong môi trường việc làm vì phụ nữ phải trải qua sự phân biệt đối xử do giới tính của họ hằng ngày tại nơi làm việc. Trên thực tế, đa số các đạo luật được ban hành bởi Quốc Hội ngay sau các vụ kiện được giải quyết bởi Tòa án tối cao, trong đó các thẩm phán lại giải thích luật theo một cách khác so với ý định của các nhà lập pháp. Quốc hội sau đó đã cố gắng làm rõ nhưng quy định cũ bằng cách ra thêm các đạo luật mới cho phù hợp, một phần để làm rõ hơn các định nghĩa cũ, lấy đầy các khoảng trống trên thực tế mà luật chưa bao quát đủ và cùng với đó là bắt kịp với tình hình sử dụng laođộng nữ hiện tại để có những quy định phù hợp hơn.
Về Đạo luật về Công bằng trong chi trả lương (PFA): EPA và Phần VII Đạo Luật Quyền dân sự 1964 đã giúp thay đổi những bất bình đẳng tồn tại trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, những đạo luật này đã không thu hẹp khoảng cách dai dẳng giữa tiền lương của phụ nữ và nam giới. Sau đó một đạo luật được Quốc hội đưa ra để thu hẹp khoảng cách lương là Đạo luật Công bằng trong chi trả lương (PFA). Đạo luật này được đưa ra giới thiệu lần đầu vào ngày 6 tháng 1 năm 2009,sau đó “bị bỏ quên” cho đến mười năm sau, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi giới thiệu lại PFA. PFA được xem là đạo luật bổ sung, sửa đổi FLSA và nó sẽ giúp thu hẹp các lỗ hổng trừng phạt bằng cách loại bỏ các kẽ hở trong EPA, giúp phá vỡ các hình thức trả lương mang tính phân biệt và tăng cường bảo vệ tại nơi làm việc cho phụ nữ. Và chính thức vào ngày 15/4/2021, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật này sau nhiều thời gian xem xét với số phiếu 217-210. Đạo luật này nếu được thi hành sẽ được xem là bước tiến cụ thể trong vấn đề lương và mang đến sự công bằng nhất liên quan đến lương cho lao động nữ. Đạo luật tập trung vào các điều khoản có liên quan dến lao động nữ như yêu cầu NSDLĐchứng minh rằng khi có chênh lệch lương giữa nam và nữ phải liên quan đến công việc và phù hợp với nhu cầu kinh doanh, loại bỏ sự phân biệt bàn tán về lương tại nơi làm việc, tạo thêm chương trình rèn luyện kỹ năng đàm phán thỏa thuận cho nhân viên nữ, Chỉ đạo Bộ Lao động thực hiện các nghiên cứu nhằm xóa bỏ chênh lệch về lương giữa nam và nữ,...
Về Đạo luật Công bằng đối với người lao động mang thai: Quốc hội lần đầu tiên giới thiệu Đạo luật Công bằng cho Người lao động Mang thai (PWFA) vào năm 2012. Trên khắp Hoa Kỳ, phụ nữ vẫn phải chịu sự phân biệt đối xử dựa trên việc
33
mang thai của họ. Sự phân biệt đối xử diễn ra trong mọi ngành, giữa mọi chủng tộc,
sắc tộc và ở mọi tiểu bang. Thông thường, người lao động mang thai bị buộc thôi việc và không được hưởng những khoản trợ cấp để giúp họ có thể tiếp tục làm việc và hỗ trợ gia đình. Một đạo luật mới sẽ nhằm bổ sung thêm các biện pháp bảo vệ cho phụ nữ mang thai là Đạo luật Công bằng đối với Người lao động Mang thai (PWFA). Mục đích của PWFA là "xóa bỏ sự phân biệt đối xử, thúc đẩy sức khỏe của phụ nữ và an ninh kinh tế bằng cách đảm bảo nơi làm việc hợp lý cho những người lao động bị hạn chế khả năng thựchiện công việc do mang thai, sinh con hoặc do tình trạng sức khỏe
liên quan".Dự luật này khi nếu được thi hành sẽ bảo gồm những điều khoản mới tập trung vào đảm bảo phúc lợi cho phụ nữ mang thai như NSDLĐphải tạo điều kiện trợ cấp thích hợp cho người lao động bị ảnh hưởng do mang thai, sinh con hoặc do các tình trạng y tế liên quan, thỏa thuận cung cấp chỗ ở tạm thời cho người lao động nói trên, bảo vệ người lao động đang mang thai khỏi bị trả thù, ép buộc, đe dọa hoặc can thiệp nếu họ yêu cầu hoặc sử dụng chỗ ở tạm thời do người sử dụng cung cấp,…
Đối với pháp luật lao động Hoa Kỳ, do sự khác biệt về mặt tổ chức cũng như hệ thống pháp luật nên khi đối chiếu với pháp luật lao động Việt Nam, việc áp dụng các quy định có phần khác nhau giữa hai quốc gia. Song cả hai quốc gia đều hướng tới một mục tiêu là hướng đến đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử trong môi trường lao động, giúp người lao động nữ được hưởng những quyền lợi đặc thù nhất. Tuy nhiên khác với Việt Nam, pháp luật Hoa Kỳ quy định cụ thể và tập trung vào nhiều khía cạnh hơn trong vấn đề bảo đảm quyền lợi của lao động nữ, khi cho ra nhiều đạo luật riêng biệt liên quan đến vấn đề sử dụng lao động nữ. Thay vì chỉ quy định tất cả các vấn đề như đảm bảo bình đẳng trong việc làm, điều kiện làm việc, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ thai sản trong cùng một bộ luật như tại Việt Nam, Hoa Kỳ đã tách những vấn đề này ra những quy định riêng nhằm kiểm soát tốt hơn, tránh bỏ sót quyền lợi cho lao động nữ. Đây là điểm mà Việt Nam cần học hỏi. Ngoài ra về mặt nội dung, các đạo luật của Hoa Kỳ có một số điểm rất mới mà Việt Nam có thể vận dụng. Như là đối với vấn đề trả lương, Hoa Kỳ không đơn thuần quy định trách nhiệm của NSDLĐ về việc trả lương hay chỉ quy định về mức lương như thế nào là công bằng. Thay vào đó pháp luật Hoa Kỳ tạo điều kiện cho lao động nữ có biện pháp xử lý khi phải trải qua sự bất công trong việc trả lương như hỗ trợ lao động nữ kiện khi nhận ra có sự không công bằng, nếu thắng kiện lao động nữ có thể nhận là khoản lương, chi phí bồi thường,… Thêm một quy định mới nữa đó
34
chính là những quy định liên quan đến đạo luật Nghỉ vì lý do gia đình và y tế (FMLA), trong đó lao động nữ được phép nghỉ một khoảng thời gian dài để sinh con, chăm sóc nuôi con nhỏ hay thậm chí là nuôi người thân trong thời gian nguy kịch nhưng vẫn đảm bảo được việc làm và không bị xem là nghỉ việc không có lí do. Họ cũng được kéo dài thêm thời hạn chi trả bảo hiểm sức khỏe. Bên cạnh đó Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới cũng xây dựng, đưa ra áp dụngđạo luật riêng liên quan đến quyền bình đẳng của lao động nữ mang thai trong việc làm. Nhìn chung đó là những điểm khác cũng như là những điểm mà Việt Nam có thể cân nhắc học hỏi, áp dụng cho những lần xây dựng, ban hành các quy định về sử dụng lao động nữ trong tương lai.
1.5.2.2. Quy địnhcủapháp luật lao động Philippines về sử dụng lao động nữ
Theo báo cáo liên quan đến khoảng cách về giới trên toàn cầu (Global Gender
Gap –GGG) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới được thực hiện vào năm 2021, Philippines
là quốc giađã được được sự bình đẳng giới. Chỉ số GGG của Philippin xếp hạng 17 trong số quốc gia về khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới dựa trên các chỉ số như lãnh đạo kinh tế, tham gia lực lượng lao động, giáo dục, lãnh đạo chính trị và các yếu tố liên quan đến sức khỏe.23 Điều này có thể là do nguyên tắc được thể hiện trong Hiến pháp năm 1987, thừa nhận “vai trò của phụ nữ trong xây dựng quốc gia và đảm bảo quyền bình đẳng cơ bản trước pháp luật của cả phụ nữ và nam giới”. Theo đó, đã có nhiều nỗ lực để đảm bảo rằng các cơ hội bình đẳng ngang nhau trong môi trường lao động được trao cho lao động nam và nữ. Điều này thể hiện rõ trong văn bản pháp lý về lao động và xã hội, trong đó một số luật và quy định được ban hành bởi chính
phủ đã tạo điều kiện cho phụ nữ không chỉ có cơ hội bình đẳng với nam giới mà còn được bảo vệ nhiều hơn trong lao động.
Cụ thể tại BLLĐ Philippines năm 1974 (được sửa đổi bởi Quyết định số 442) , Phần 3 với nội dung “Điều kiện làm việc dành cho những lao động đặc thù”, các nhà lập pháp đã dành ra 1 Chương để đưa ra các quy định nhằm bảo hộ, đảm bảo việc sử dụng lao động nữ diễn ra công bằng, người lao động nữ được đảm bảo quyền lợi cơ bản, bình đẳng như lao động nam, ngoài ra cũng được hưởng một số đặc thù riêng
biệt. Điều 130 của BLLĐquy định rằng phụ nữ phải được cung cấp các cơ sở vật chất nhất định khi làm việc để đảm bảo an toàn và sức khỏe của họ. Các điều từ 133 đến 136 quy định các biện pháp bảo vệ cho lao động nữ bằng cách tuyên bố các hành vi