Xem Khoản 4 Điều 169 BLLĐ 2019.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 60 - 61)

56

động, chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ trong suốt quá trình tham gia sản xuất. Việc đảm bảo khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ là việc làm cần thiết tại mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất. Khoản 1, 2 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định về việc khám định kỳ cho lao động nữ, ngoài ra việc khám chuyên khoa về phụ khoa cũng được đề cập. Cùng với đó lao động nữ khi mang thai cũng sẽ được bố trí, sắp xếp để có thời gian đi khám thai nhiều hơn. Đối với các khu lao động, cơ sở sản xuất, tại các khu công nghiệp chế xuất nơi tập trung nhiều lao động nữ thì vấn đề đảm bảo an toàn lao động là rất cần thiết, khi mà hiện nay phần lớn nữ công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay đang phải làm việctrong điều kiện chưa đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động. Quy định của pháp luật cũng đã đặt ra các quy định phần nào đảm bảo cho người lao động nữ được đảm bảo về mặt vệ sinh nơi làm việc như yêu cầu lắp đặt đù buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp,

trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân theo đủ chuẩn cho lao động nữ khi họ làm việc trong môi trường có tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm, độc hại. Theo tinh thần của các văn bản pháp luật liên quan đến việc trang bị thiết bị bảo hộ lao động như Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thì ở nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động

thì NSDLĐ phải đảm bảo trang bị cho người lao động các phương tiện kỹ thuật , y tế, các trang bị bảohộ lao động thích hợp, đúng quy cách theo quy định của pháp luật để người lao động có thể kịp thời ứng phó nếu chẳng may xảy ra sự số ảnh hưởng đến bản thân. Việc cung cấp thiết bị, phương tiên cũng phải đi kèm với việc hướng dẫn sử dụng, kiểm tra định kỳ, tuân thủ các nguyên tắc cấp phát, bảo quản phương tiện bảo hộ cá nhântrong quá trình mà lao động nữ tham gia lao động sản xuất.41 Ngoài

ra trách nhiệm của NSDLĐ cũng phải tham khảo ý kiến người đại diện lao động, Công đoàn trong vấn đề lập kế hoạch mua sắm, dự phòng các trang thiết bị này, đáp ứng được nhu cầu của lao động nữ khi làm việc tại môi trường tiềm ẩn yếu tố gây ảnh hưởng sức khỏe.42

Bên cạnh những chế định liên quan đến an toàn lao động, cũng có những quy định khác từ BLLĐ2019 cung cấp thêm một số chế độ khác cho người lao động nữ như khuyến khích xây dựng phòng vắt sữa, phòng trữ sữa cho lao động nữ đang trong thời kỷ nuôi con nhỏ. Theo đó Điều 76 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: “Phòng

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 60 - 61)