Xem Điều 81, 82 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 62 - 63)

58

cần ban hành những quy định nhằm thúc đẩy, thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quấy rối tình dục, đưa nội dung đó vào nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thểhoặc các quy chế, quy định hợp pháp khác của doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn cũng phải là bên tham gia vào việc thực thi pháp luật và các quy định cụ thể về quấy rối tình dục trong doanh nghiệp, đảm bảo sự thương lượng công bằng giữa các bên. Ngày 25/5/2015, Bộ Lao động - Thương binh - Xã

hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam công bố Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh đến việc bảo vệ danh tính của các bên liên quan –vấn đề được biết đến như là trở ngại lớn nhất khiến phần lớn những người bị quấy rồi tình dục ngần ngại không dám lên tiếng tố cáo. Bộ quy tắc đưa ra khái niệm thế nào là hành vi về quấy rối tình dục, các hình thức của hành vi quấy rối tình dục, tráchnhiệm của các chủ thể như NSDLĐ, người lao động, tổ chức công đoàn,… Những khuyến nghị cũng được đưa ra với mục đích tạo thêm sự tham khảo cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nơi sử dụng lao động nữ ban hành nội quy phòng chống quấy rối tình dục tại chính nơi làm việc. Bộ quy tắc này nêu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ lao động, cùng với đó cũng là tiền đề tham khảo giúp các quy định về chống quấy rối tình dục đến được với người lao động nữ trong môi trường làm việc.44

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật lao động trong việc sử dụng lao động nữ

2.2.1. Tng quan v tình hình s dụng lao động n trong lao động và mt s bt cp còn tn đọng cp còn tn đọng

Tuy rằng về chính sách, BLLĐ2019 đã mở ra nhiều chính sách, cơ hội mới để thu hẹp khoảng cách về giới trong lao động, mang lại sự bình đẳng đúng theo tinh thần của các công ước quốc tế như thu hẹp khoảng cách chệnh lệch giữa độ tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, xóa bỏ việc hạn chế phụ nữ tham gia vào một số ngành nghề cùng với đó là những quy định thúc đẩy sự bình đẳng trong lao động về tiền lương, về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện làm việc cũng như mở rộng cơ hội việc làm hơn cho nữ giới nhưng thực tế áp dụng pháp luậtlại phản ánh những con số

44 BộLao động - Thương binh - Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam, Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 62 - 63)