Đảm bảo việc làm của lao động nữ trong quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 45 - 46)

23 Global Gender Gap Report March 2021.

2.1.1.Đảm bảo việc làm của lao động nữ trong quan hệ lao động

Lao động nữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và cũng đồng thời là nhân tố quan trọng trong việc chăm sóc gia đình và xây dựng, đóng góp, thúc đẩy sự phát triển trong lao động sản xuất. Tuy vậy thì với đặc điểm riêng về sinh học, phụ nữ phải đảm nhận vai trò sinh sản, cùng với đó là cấu tạo sinh học khiến cơ thể họ không chịu được những tác động mạnh như nam giới, họ dễ bị tác động đến những yếu tố độc hại, nguy hiểm từ xung quanh. Chính vì vậy mà lao động nữ gặp nhiều trở ngại hơn lao động nam trong vấn đề tìm kiếm và tiếp cận việc làm. Đồng thời người lao động nữ phải thực hiện cả thiên chức làm mẹ, trong lúc đó cũng phải

tìm một công việc vừa ổn định, có thu nhập đảm bảo, mà họ cũng vừa có thể được bảo vệ khi tham gia quan hệ lao động.Lao động nữ cũng cần phải tránh những ảnh hưởng có hại từ điều kiện lao động đến chức năng sinh đẻ và nuôi con của họ, tức là ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động. Theo kết quả nghiên cứu về lao động nữ tại Việt Nam do Mạng lưới Hỗ trợ lao động di cư Việt Nam (M.net) công bố đầu năm 2019, lao động nữchiếm hơn 64% tổng số lao động trong các khu công nghiệp. Các ngành sử dụng lao động phổ thông như dệt may, chế biến

41

thủy sản có tới hơn 70% là lao động nữ...24Trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, lao động nữđứng trước nguy cơ mất việc làm do bị máy móc thay thế. Với tình hình như vậy, nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền lao động, có được công việc, tăng cường sự tham gia của nữ giới vào lĩnh vực lao động, Nhà nước đã có những quy định pháp lý, giải pháp cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết vấn đề này cho lao động nữ.

Việt Nam cũng là quốc gia phê chuẩn Công ước 122 của ILO về Chính sách việc làm, trong đó tinh thần của Công ước nhằm thúc đẩy việc các nước thành viên tạo cơ hội để người lao động nước mình được tự do lựa chọn việc làm, phát huy cơ hội tham gia vào môi trường lao động và tìm được công việc phù hợp mà không bị phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến, dòng dõi dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội. Cũng cùng quan điểm với Công ước quốc tế nêu trên, ngay cả trong một đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp cũng có những quy định khẳng định quyền lao động của người lao động nói chung và người lao động nữ nói riêng. Điều 35 của Hiến Pháp 2013 quy định mọi công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc, thừa nhận đây là một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước bảo đảm, hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của

Công ước số 122.25 Ngoài ra điều luật cũng nhấn mạnh về vấn đề công bằng bình đẳng trong lao động, cấm phân biệt đối xử. Cụ thể hơn, Hiến pháp cũng nhấn mạnh tầm quang trọng của phái nữ khi tại Điều 26 quy định: (1) Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; (2) Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát

huy vai trò của mình trong xã hội; (3) Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.26 Nhà

nước bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ, nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữbình đẳng với lao động nam trong các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, tìm việc làm và được bảo đảm việc làm trong quá trình tham gia quan hệ lao động. Điều này cũng được phản ánh trong Luật Việc làm năm 2013, Điều 4 như bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc, bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập.27 Luật Bình đẳng giới năm 2006 tại Điều 13 về bình

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 45 - 46)