Xem đoạn 12(2) Khuyến nghị về Thời giờ Làm việc Số 116 quy định mức tham chiếu tối đa làm cơ sở đối v ới việc tính thời gian làm việc trung bình để cho phép tiếp cận linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh giới hạn

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 27 - 28)

23

nữ, vừa bảo vệ sức khỏe thông thường và sức khỏe sinh sản cho họ, vừa giúp nâng cao sản xuất, phát triển trong lao động.

Thứ năm, về đảm bảo chống quấy rối tình dục trong lao động đối với lao động nữ.Hiện nay vấn đề quấy rối tình dục nơi làm việc được coi là vấn đề gây nhức nhối và dần trở thành vấn nạn trên toàn xã hội. Quấy rối tình dục tác động tiêu cực đến con người và doanh nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm năng suất và hiệu suất hoạt động kinh doanh và có thể ảnh hưởng đến phúc lợi của mọi nhân viên tại nơi làm việc. Trước khi phụ nữ Hoa Kỳ đấu tranh yêu cầu công nhận hành vi quấy rối tình dục trong môi trường làm việc thì trước đó chưa hề có một Công ước cụ thể nào quy định về vấn đề này, kể cả Công ước CEDAW năm 1979 Liên hợp quốc. Tuy nhiên công ước CEDAW nhấn mạnh về vấn đề không được phân biệt đối xử với phụ nữ, cùng với Khuyến nghị chung số 19 năm 1992 về Bạo lực với phụ nữ của CEDAWsau này có quy định “bạo lực trên cơ sở giới, trong đó làm suy yếu hoặc tước đoạt các quyền và tự do cơ bản của phụ nữ, là phân biệt đối xử”15và điều này khiến hành vi quấy rối tình dục là hành vi phân biệt đối xử và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người của lao động nữ.

Trước thực trạng trên, việc có một công ước toàn cầu mạnh mẽ và toàn diện về chấm dứt bạo lực và quấy rối là thực sự cần thiết. Nếu không có một công ước toàn cầu ràng buộc các Chính phủ, đại diện NSDLĐvà người lao động thì bạo lực và quấy rối không thể được giải quyết thỏa đáng. Vì vậy, sự ra đời của công ước mới của ILO về Chấm dứt Bạo lực và Quấy rối tại nơi làm việc là cần thiết để khắc phục

khoảng trống trong khung kháp lý quốc tế và giúp đặt ra một tiêu chuẩn chung giúp các nước thành viên hoàn thiện luật pháp trong nước trong lĩnh vực này để bảo vệ người lao động. Công ước số 190 về Chấm dứt Bạo lực và Quấy rối năm 2019 được thông qua tại phiên họp thứ 108 của Hội nghị lao động Quốc tế ngày 21 tháng 6 năm 2019 với mục tiêu hướng đến các quốc gia thành viên phảiáp dụng một cách tiếp cận toàn diện, tích hợp và đáp ứng giới nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ bạo lực và quấy rối trong công việc bằng cách ban hành các quy định, thông qua các chiến lược chống quấy rối tình dục, quy định hình thức kỷ luật,…

1.5.1.3. Bảo đảm quyền lợi về thai sản đối với lao động nữ

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 27 - 28)