Xem Điều 8 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 61 - 62)

57

vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước, bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt, trữ sữa”. Ngoài ra Nhà

nước còn khuyến khích việc xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo xung quanh những nơi có tập trung đông người lao động, cung cấp hỗ trợ NSDLĐ cũng như lao động nữ một phần chi phí gửi trẻ tại nhà trẻ, lớp mẫu giáo.43Quy định này phần nào giải quyết được nỗi lo nhiều nhiều lao động nữ khi hết thời gian nghỉ thai sản, họ phải quay trở lại làm việc và không thể ở nhà chăm sóc con của mình. Việc thuê người giữ trẻ được xem là biện pháp tốn kém, nhất là đối với những lao động nữ có thu nhập thấp nhưng lại không có ai giúp họ trông em bé trong lúc họ tham gia quá trình lao động. Nếu có những nhà trẻ, lớp nầm non gần ở nơi họ làm việc cũng góp phần giúp cho họ đỡ được gánh nặng về vấn đề chăm sóc con nhỏ mà chuyên tâm vào lao động.

Ngoài ra, theo xu hướng hiện nay trên thế giới là bảo vệ cho lao động nữ khỏi vấn đề xân hại, quấy rối nơi làm việc, quy định của pháp luật lao động Việt Nam cũng đã và đang hướng đến điều chỉnh về vấn đề này. Cụ thể pháp luật quy định rõ thế nào là

hành vi quấy rối tình dục, như quy định tại Khoản 9 Điều 3 của BLLĐ 2019, hành vi

quấy rối tình dục “có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối”. Nhận thấy rằng vai trò của việc phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho lao động nữ là rất quan trọng vì việc giữ cho môi trường làm việc được an toàn, bình đẳng mới góp phần lúc đầy năng suất và tinh thần làm việc của lao động nữ. Việc chống lại hành vi quấy rối tình dục tại nơi làmviệc là quyền và trách nhiệm của mỗi người lao động nữ, của NSDLĐ và tổ chức công đoàn bảo vệ người lao động nói chung, tổ chức bảo vệ người lao động nữ nói riêng. Chính những người lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tự ý thức được hành vi của mình, tránh để có những hành vi không phù hợp nơi làm việc. Lao động nữ khi rơi vào trường hợp bị quấy rối hoặc biết về việc quấy rồi cũng phải ngăn cản, báo cáo mọi hành vi không được chấp nhận theo quy định pháp luật nói trên cho NSDLĐ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nữ

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 61 - 62)