Xem Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 56 - 59)

52

về thời gian nghỉ như tại Khoản 1 Điều này: “lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng”. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu như người lao động nữ cảm thấy cần thiết cũng có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi đã thỏa thuận với NSDLĐ. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, pháp luật cho phép lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao độngphải báo trước, được NSDLĐđồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của họ. Trong trường hợp họ đi làm trước khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc thì ngoài tiên lương được trả, họ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.37Ngoài ra tại Điều 140 Luật này, người lao động sau khi nghỉ thai sản vẫn được bảo đảm việc làm cũ hoặc việc làm mới nhưng mức lương không thấp hơn, cùng với đó là quyền và lợi ích vẫn được duy trì và không được có sự cắt giảm so với trước khi nghỉ thai sản. Trước đây tại BLLĐ2012 chỉ quy định bảo đảm việc làm cũ cho người lao động khi trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản mà không quy định thêm về chế độ lương và lợi ích của người lao động. Quy định mới đã bổ sung quy định về việc không bị cắt giảm tiền lương, lợi ích so với trước khi nghỉ. Ngoài ra, trường hợp việc làm cũ không còn thì NSDLĐcũng phải bố trí công việc khác với mức lương như đã đề cập ở trên. Có thể thấy quy định đã phần nào thể hiện được đúng tiêu chí bình đẳng không phân biệt bằng các giải pháp bảo vệ người lao động nữ, kể cả trong khi họ phải thực hiện thiên chức làm mẹ.

2.1.5. V k luật lao động

Theo như quy định hiện hành, khi lao động nữ có hành vi vi phạm nội quy lao động, kỷ luật lao động sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên đối với một số trường hợp đặc biệt, NSDLĐ phải lưu ý khi xử lý kỷ luật lao động nữ, tránh việc xử ký kỷ luật trái với pháp luật. Cụ thể nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ phải cần được chú ý trong trường hợp người lao động nữ đang mang thai, đang trong thời gia nghỉ thai sản hay đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Theo

37 Xem Khoản 4 Điều 139 BLLĐ 2019.

53

Điểm d Khoản 4 Điều 122 BLLĐ 2019, NSDLĐkhông được xử lý kỷ luật lao động nữ khi họ thuộc các đối tượng trên. Quy định này có ý nghĩa bảo hộ lao động nữ rất

lớn, vì trong quá trình mang thai, nghỉ thai sản hay nuôi con nhỏ, lao động nữ cần được đảm bảo sự thoải mái về mặt tâm lý, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, sản phụ và trẻ nhỏ. Hơn nữa nếu ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải trong thời

gian này, nhiều lao động nữ sẽ mất đi thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và con nhỏ. Ngoài ra cũng giống những quy định tại phần đơn phương chấm dứt hợp đồng,

hình thức kỷ luật sa thải cũng không được áp dụng với lí do lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hay nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi như quy định tại Khoản 3 Điều 137 của BLLĐ 2019. Những lí do trên mang tính chủ quan, phân biệt đối xử và thiếu bình đẳng, vì vậy NSDLĐ khi đánh giá, đưa ra hình thức sa thải phải có lí do hợp lý, tránh dùng những lí do trên.

Quy định trên không hẳn là loại bỏ, giúp người lao động nữ đang trong những giai đoạn được miễn trách nhiệm khi vi phạm kỷ luật lao động. Thông thường theo quy định tại Khoản 1 Điều 123 BLLĐ 2019 thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 6

tháng từ ngày xảy ra hành vi vi phạm và 12 tháng đối với trường hợp hành vi vi phạm đó liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ , bí mật kinh doanh của NSDLĐ. Tuy nhiên nếu người lao động nữ trong mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ 12 tháng tuổi mà vi phạm thì sẽ bị xử lý kỷ kỷ luật sau khi hết thời gian đặc biệt nói trên. Nếu sau khi hết giai đoạn đó mà thời hiệu đã hết hay còn thời hiệu nhưng không đủ 60ngày thì vẫn có thể được kéo dài thêm không qua 60 ngày để xử lý kỷ luật, tính từ khi hết thời hiệu cũ. Điều này giúp NSDLĐ vẫn có thể xử lý, răn đe người lao động nữ khi họ vi phạm nhưng cũng bảo đảm tính bảo hộ cho phụ nữ trong lao động khi ưu tiên chămlo cho sức khỏe, điều kiện của họ trước khi đưa họ ra xử lý.

2.1.6. V Bo him xã hi và các chếđộ khác

Chế độ bảo hiểm:Bảo hiểm xã hội là mộttrong những chính sách an sinh hữu ích đối với người lao động. Con người muốn tồn tại và phát triển cần có hoạt động lao động do đó xuất hiện mối quan hệ giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Ngoài tiền lương hàng tháng thì đơn vị sử dụng lao động còn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định khái niệm bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do

54

ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Đối với lao động nữ, ngoài những chế độ bảo hiểm xã hội mà họ được hưởng như mọi lao động khác thì chế độ hưu trí và chế độ thai sản là hai chế độ cần lưu ý trong quá trình sử dụng lao động nữ.

Về chế độ thai sản, kết hợp với các quy định nêu trong BLLĐ2019, lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được hưởng hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về chế độ thai sản quy định rõ đối tượng và điều kiện được hưởng chế chế độ thai sản, trong đó là lao

động nữ mang thai, sinh con, mang thai hộ, người mẹ nhận nuôi con nuôi,…38 Chế độ thai sản cũng bao trùm nhiều chế độ hướng đến bảo đảm sức khỏe cho đối tượng lao động nữ như quy định thời gian hưởng chế độ khi khám thai, cả những trường hợp như sẫy thai, nạo, phá thai, hút thai hoặc khi sinh con, thực hiện biện pháp tránh thai,… Những quy định này mở rộng cơ hội được hưởng các quyền lợi khi đóng bảo hiểm xã hội, giúp người lao động nữ có thời gian phục hồi sức khỏe mà vẫn có được mức lương hoặc khoảntrợ cập cho những ngày nghỉ không thể lao động.

Về chế độ hưu trí, đây là chế độ dành cho những người lao động không còn tham gia vào quan hệ lao dộng nữa do hết tuổi lao động. Chế độ này giúp người lao động được hưởng một khoản lương hưu, từ đó tuy không còn lao động nhưng cũng có một khoản tiền để đảm bảo, duy trì những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Tại Việt Nam, pháp luật lao động vẫn theo hướng quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nam và lao động nữ khác nhau. Người lao động khi bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu. Theo Khoản 2 Điều 169 của BLLĐ2019, nếu trong điều kiện bình thường thì tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Lộ trình về tuổi nghỉ hưu được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP về tuổi nghỉ hưu. Việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng do xu hướng dân số hiện nay trên thế giới, khi mà sự già hóa về

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 56 - 59)