triển nghề nghiệp cũng bắt nguồn từ trách nhiệm kép mà họ phải gánh vác. Phụ nữ phải dành thời gian làm việc nhà nhiều hơn gấp đôi so với nam giới".
60
họ từng bị từ chối được nhận vào làm việc chỉ vì lý do là nữ giới.47 Nam giới được nhắm tới các công việc mang tính chất chuyên sâu, đòi hỏi kỹ năng cao, như kiến trúc
sư, lái xe, kỹ sư, công nghệ thông tin. Còn nữ giới được yêu cầu cho các công việc mang tính chất hỗ trợ, văn phòng như lễ tân, thư ký, kế toán, nhân sự, hành chính... Hơn nữa, trong cùng một nghề nhất định, nam giới bao giờ cũng có cơ hội thăng tiến nhiều hơn phụ nữ. Có thể thấy tuy rằng Nhà nước đã có những chính sách kêu gọi sự bình đẳng trong đàm bảo việc làm người lao động nữ nhưng tất cả chỉ mang tính lý thuyết khi mà lao động nữ vẫn đang gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa vai trò của mình trong gia đình, vừa phải tham gia lực lượng lao động và cố gắng giữ vững công việc của mình. Ngoài ra cơ hội thăng tiến của lao động nữ trong công việc cũng không được pháp luật quy định rõ ràng, dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị sử dụng lao động nữ nhưng lại không cho lao động nữ có cơ hội được thăng tiến trong công việc. Nhìn chung những lí do khiến lao động nữ khó vươn lên vị trí lãnh đạo một phần do lo ngại việc bị đánh giá, so sánh một cách không công bằng so với lãnh đạo nam, do thiếu đi sự hỗ trợ của pháp luật và gia đình cùng với đó là những định kiến xã hội áp đặt lên họ. Pháp luật Việt Nam theo đó cũng không tập trung vào các quy định khuyến khích doanh nghiệp, các cơ sở lao động về vấn đề tạo điều kiện thăng tiến cho lao động nữ, dẫn đến việc thiếu đi sự trao quyền và thiếu sự cố vấn từ các cấp lãnh đạo cao cấp, thiếu chính sách hài hòa giữa công việc và gia đình cũng như thiếu các chính sách đào tạo dành cho các lãnh đạo nữ. Báo cáo của ILO cũng chỉ ra tỉ lệ phụ nữ đảm nhận các vị trí ra quyết định còn quá thấp. Theo thống kê của báo cáo, sự mất cân bằng giữa mức độ tham gia vào quan hệ lao động của nữ giới và tỉ trọng các các vị trí lãnh đạo mà họ đảm nhiệm còn rõ rệt. Năm 2019, phụ nữ chiếm gần một nửa lực lượng lao động nhưng chỉ đảm nhận khoảng 1/4vị trí lãnh đạo, quản lý chung. Chẳng hạn, có 29,7% vị trí lãnh đạo là phụ nữ so với 70,3% nam giới tại khu vực kinh tế nhà nước. Tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 34,1% phụ nữ so với 65,9% lãnh đạo nam giới.48Qua những số liệu thống kê trên, việc lao động nữ tham gia vào lực lượng lao động có chiều hướng tăng hơn so với những năm trước, tuy nhiên tình trạng về bảo đảm việc làm cho họ còn chưa cao. Hơn thế nữa, sự phân biệt trong tuyển dụng vẫn còn xảy ra, lao động nữ vẫn chưa tiếp cận được đến với hầu hết các cơ hội, vị trí việc làm đa dạng. Cơ hội để thăng tiến, trở thành lãnh đạo cũng hạn
47 Navigos Group Việt Nam (2018), Báo cáo “Vai trò của nữ giới trong sự phát triển bề vững của doanh nghiệp”, tr.05.