Xem Điều 10 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 48 - 50)

44

thai hay nuôi con nhỏ,... Ngoài ra trách nhiệm của NSDLĐN cũng phải công khai,

minh bạch, cung cấp đầy đủ những thông tin về công việc có ảnh hưởng xấu này cho người lao động, cùng với đó phải nghiên cứu xem xét đầy đủ về tính chất công việc liệu có tác động xấu hay không trước khi quyết định giao kết hợp đồng với người lao động nữ, tránh để lao động nữ thực hiện những công việc ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Ngoài những công việc có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, chức năng

nuôi con của lao động nữ thì luật cũng trao quyền cho lao động nữ quyết định có làm việc ban đêm, làm thêm giờ hay đi công tácxa khi đang mang thai hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 137 BLLĐ 2019, NSDLĐ không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp người lao động đang mang thai từ tháng 07 hoặc từ tháng06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, hoặc lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý. Khoản 2 Điều này cũng quy định: “Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmhoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho NSDLĐbiết thì được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Những quy định về việc làm nêu trên không còn đơn thuần là những quy định đặc thù cho nữ giới với mục tiêu là tạo ra đặc quyền riêng cho lao động nữ mà hơn hết là đánh vào vấn đề bình đẳng, giúp lao động nữphát huy được khả năng, trình độ của mình vừa cống hiến cho xã hội vừa thực hiện tốt thiên chức trong gia đình, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Chính sách của Nhà nước về việc làm nhằm thúc đẩy bình đẳng giới cho cả lao động nam và lao động nữ; đảm bảo tốt hơn cơ hội việc làm, bảo vệ thai sản của lao động nữ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật nói chung.

2.1.2. Vấn đề hc ngh, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao knăng nghề cho lao động n n

Ngoài vấn đề đảm bảo về việc làm, thì song song với đó việc đào tạo nghề, hướng cho lao động nữ học nghề hay bồi dưỡng, nâng cao tay nghề nói chung cũng là một cách để thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, nâng cao nguồn nhân lực cũng như đảm bảo mục tiêu tạo việc làm cho lao động nữ như đã đề

45

cập ở trên. Bên cạnh việc học nghề, đào tạo, bồi dưỡng trong cơ quan, nơi sản xuất lao động, pháp luật Việt Nam cũng khuyến khích việc lao động nữ được bồi dưỡng tay nghề, nâng cao trình độ ở nước ngoài bằng cách hỗ trợ lao động nữ ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng, góp phần tạo điều kiện cho lao động nữ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, hội nhập và rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ.Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nhất là lao động nữ hiện nay là hoạt động tất yếu, khi mà lao động không chỉ là hoạt động sản xuất đơn thuần mà con là hoạt động đòi hỏi kiến thức, chuyên môn và tay

nghề vững. Thúc đẩy việc đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao động nữ cũng là vấn đề được đề cập nhiều trong các chính sách của Nhà Nước, được nhắc đến trong các dịp Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc. Trong đó nhấn mạnh việc xây dựng hoàn thiện các cơ chế hỗ trợ người lao động nữ tiếp cận được với cơ hội đào tạo nghề; ban hành đầy đủ quy định cùng hướng dẫn liên quan đến việc đào tạo, nâng cao tay nghề; đề ra những giải pháp giám sát cũng như thúc đẩy việc thực hiện, áp dụng các quy định dạy nghề, đào tạo, nâng cao trình độ cho lao động nữ tại các doanh

nghiệp, khu công nghiệp, chế xuất.32Về cơ bản, quy định đào tạo, nâng cao tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng cho lao động nữ vẫn chưa được áp dụng một cách đồng bộ trong môi trường việc làm. Một phần của tình trạng nay xuất phát do sự thiếu bình đẳng, thiếu quan tâm cũng như là sự khác biệt về vùng miền giữa lao động nữ, khi mà lao động nữ ở các khu vực thành thị có cơ hội được làm việc, được đào tạo cao hơn là những lao động nữ ở vùng sâu vùng xa, chủ yếu chỉ tham gia vào quan hệ lao động gia đình là chính.

Tuy nhiên trong những năm vừa qua, Nhà nước cũng đã có hệ thống pháp luật, chính sách về việc làm và giáo dục nghề nghiệp như Luật giáo dục nghề nghiệp, BLLĐ, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật an toàn vệsinh lao động,… và các văn bản pháp lý khác. Theo Luật Bình đẳng giới năm 2006, tại Điểm b Khoản 3 Điều 13, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ cũng là biện pháp giúp thúc đẩy bình

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về sử dụng lao động nữ (Trang 48 - 50)