22 Tổ chức đánh giá sau đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết và dịch vụ tổng hợp đồng nai đến năm 2025 luận văn thạc sĩ (Trang 93)

* Mục tiêu giải pháp:

Việc đánh giá kết quả đào tạo cũng đồng thời xem xét cả việc thực hiện cải tiến có liên quan đã được chỉ ra trong quá trình phân tích nhu cầu đào tạo, để đánh giá chính xác hơn quá trình đào tạo

* Dự kiến kết quả đạt được:

Cán bộ công chức viên chức cải thiện kỹ năng, kiến thức và thái độ trong quá trình học tập và bồi dưỡng

Giúp đơn vị nắm được kết quả đào tạo của CB CNV, đưa ra tiêu chí CB CNV tham gia đào tạo nếu đạt kết quả tốt thì sẽ ghi nhận và khen thưởng trong dịp hội nghị CB CNV hàng năm nhằm khích lệ tinh thần học hỏi của CB CNV

* Biện pháp thực hiện:

Thứ nhất, đối với chương trình và đào tạo, phòng Tổ chức cán bộ phải thống kê các phiếu thăm dò, để đánh giá nội dung chương trình, giáo trình để đánh giá mức độ đạt mục tiêu, đưa ngay biện pháp khắc phục cho các khóa đào tạo tiếp theo

Thứ hai, việc đánh giá sau đào tạo cũng nên đưa vào bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc như là một chỉ tiêu đánh giá Nếu CB CNV nào không hoàn thành các khóa học hàng năm và không đáp ứng đầy đủ các chứng chỉ khóa học, chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn

* Việc đánh giá sau đào tạo thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Ngay sau khi khóa đào tạo kết thúc, mỗi học viên sẽ làm bài thu hoạch, đối với CB CNV mới nếu đạt yêu cầu, CB CNV đó sẽ được ghi nhận trong hồ sơ để theo dõi Ngược lại, với những nhân viên chưa đạt phải tiếp tục tham gia khóa đào tạo sau đó

Bước 2: Phòng chuyên môn tiến hành đánh giá kết quả làm việc của CB CNV tham gia khóa học, đánh giá tiến bộ sau khóa học, có những nhận xét về chuyên môn nghiệp vụ và những thành tích để đối chiếu khả năng ứng dụng lý thuyết vào công việc thực tế, việc đánh giá được gửi kết quả về văn phòng của đơn vị tổng hợp chung và báo cáo với Ban Lãnh đạo

Bước 3: So sánh chi phí cho khóa học với kết quả mà khóa học tạo mang lại

nào so với trước khi đào tạo, tiêu chí hài lòng của khách hàng sau khi CB CNV tham gia khóa học…

Bước 4: Thực hiện báo cáo kết quả cho Ban Lãnh đạo, cùng Trưởng, Phó các phòng đơn vị, thống nhất xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo năm tới

3 2 3 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác duy trì NNL

Từ những nguyên nhân bất cập trong công tác duy trì nguồn nhân lực tại Công ty XSKT Đồng Nai:

- Chưa có phương pháp khoa học nhằm đánh giá đúng kết quả thực hiện công việc của cán bộ công chức viên chức

- Cách đánh giá hiệu quả công việc còn chung chung đã và đang gây ra sự thiếu công bằng và khách quan trong kết quả bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng cũng như việc đề bạt cán bộ nắm giữ những chức vụ quan trong

- Chưa có chính sách để giữ chân người tài và các chính sách và tiêu chí xếp loại thi đua CB CNV

Để hoàn thiện công tác này tác giả đề xuất giải pháp và phương pháp thực như sau:

3 2 3 1 Hoàn thiện đánh giá kết quả thực hiện công việc

* Mục tiêu giải pháp:

Đánh giá thực hiện công việc cung cấp thông tin cơ bản về tình hình thực hiện công việc của người lao động, nhằm giúp họ biết được khả năng của mình, những thiếu sót trong quá trình làm việc để rút kinh nghiệm và cải thiện sự thực hiện công việc

Xây dựng quy trình, bảng biểu các chỉ số đánh giá năng lực, kết quả thực hiện công việc của CB CNV được chính xác, công bằng, nhằm giúp CB CNV biết khả năng của mình để hoàn thiện hơn trong công việc

* Dự kiến kết quả đạt được:

Đánh giá thực hiện công việc sẽ nâng cao và cải thiện hiệu quả công tác của CB CNV cũng như nâng cao kết quả hoạt động của toàn đơn vị, tạo sự công bằng và minh bạch trong công tác đánh giá

* Biện pháp thực hiện:

Thứ nhất, ngoài những phương pháp đánh giá năng lực CB CNV theo quy định hiện hành, các cơ quan chuyên môn có thể đánh giá năng lực CB CNV tại mỗi chức danh qua các tiêu chí: nhận thức, kiến thức và kỹ năng thực hiện Đánh giá đúng năng lực CB CNV

sẽ giúp cho việc bổ nhiệm, đề bạt, thăng tiến được chính xác, tránh tình trạng CB CNV “ngồi nhầm chỗ”

Thứ hai, qua phân tích chương 2 về công tác đánh giá hiệu quả thực hiện công việc, tác nhận thấy việc thực hiện đánh giá chưa khoa học, nguyên nhân là do Công ty chưa xây dựng quy trình đánh giá, bảng đánh giá hiệu quả công việc của các vị trí việc làm

Tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau để hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của CB CNV để được tốt như sau:

- Hoàn thiện và áp dụng tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua hàng tháng đối với CB CNV trong Công ty Trên cơ sở đó, cán bộ phụ trách thi đua tại mỗi bộ phận sẽ tổng hợp đánh giá chung hàng tháng để báo cáo và là căn cứ để bình xét kết quả thi đua cuối năm

Mặt khác, các cơ quan cũng có thể đánh giá năng lực CB CNV từ nhiều khía cạnh: cán bộ quản lý tự đánh giá cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới và đôi khi cả các tổ chức, cá nhân có quan hệ Việc so sánh kết quả đánh giá giữa các đối tượng tham gia đánh giá sẽ giúp cán bộ quản lý hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân một cách rõ ràng, khách quan

3 2 3 2 Giải pháp hoàn thiện công tác điều động, đề bạt CB CNV

* Mục tiêu giải pháp:

Mục tiêu tạo ra định hướng và tăng ý nghĩa công việc ngay cả những công việc vốn lặp đi lặp lại

Xây dựng quy định, quy trình cụ thể trong công tác điều động đề bạt

* Dự kiến kết quả đạt được:

Sự động viên, khen thưởng sẽ giúp cho người lao động hiểu được các giá trị mà mình đã mang lại cho đơn vị

Giúp CB CNV phát huy nguồn sáng tạo, luôn tạo điều kiện để họ có được sự vui vẻ, say mê khi làm việc để không ngừng có được những suy nghĩ sáng tạo trong lao động của mình và cảm thấy có được sự quan tâm của lãnh đạo Từ đó, sẽ tự suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đơn vị và sẽ ra sức lao động, thực hiện vượt mức các chỉ tiêu mà đơn vị đã giao phó

* Biện pháp thực hiện:

Thứ nhất, căn cứ vào kết quả đánh giá năng lực CB CNV và kết quả đánh giá thực hiện công việc của CB CNV, lãnh đạo các phòng chuyên môn có phương án lựa chọn, sử dụng và bố trí nhân sự có thể đảm đương ngay vị trí lãnh đạo, quản lý khi có nhu cầu Trong

đó, công tác chuẩn bị nguồn CB CNV quy hoạch là cực kỳ quan trọng vì ngoài năng lực và phẩm chất cá nhân, CB CNV làm công tác lãnh đạo cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, chính trị, và trải nghiệm qua thực tiễn để có chiều hướng và triển vọng phát triển tốt hơn, đáp ứng tối đa yêu cầu trong quản lý, điều hành

Thứ hai, quy hoạch CB CNV phải đảm bảo phương châm “mở” và “động” Quy hoạch “mở” là một chức danh cần quy hoạch nhiều người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh, không khép kín trong từng phòng chuyên môn, cơ quan, đơn vị Quy hoạch “động” là quy hoạch được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm theo chiều hướng phát triển của CB CNV; đưa ra khỏi quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển, không đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, đồng thời bổ sung quy hoạch những nhân tố mới, có triển vọng phát triển tốt

3 3 Giải pháp chung hoàn thiện quản trị NNL tại Công ty TNHH MTV XSKT & DVTH Đồng Nai

3 3 1 Nâng cao nhận thức của CB CNV

Với hệ thống tổ chức hiện có, việc nâng cao nhận thức của CB CNV phải luôn được tăng cường thông qua các buổi sinh hoạt truyền thống, tổ chức tọa đàm, đối thoại giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa cán bộ lâu năm với nhân viên mới để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tôn vinh những đóng góp của cá nhân để động viên mọi người thấy được tầm quan trọng, vị trí hiện tại của mình đối với Công ty để khuyến khích lòng tự hào, nhiệt tình hơn và gắn bó hơn với công việc và Công ty

3 3 2 Phát triển văn hóa Công ty theo môi trường kinh doanh

Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong tố chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên

Cần xây dựng văn hóa Công ty không chỉ mang những nét đẹp của văn hoá doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường mà còn mang những nét riêng của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Xây dựng, hoàn thiện hành vi ứng xử văn hoá trong nội bộ thân thiện, hợp tác, tin cậy, minh bạch theo hướng kinh tế thị trường

3 3 3 Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào thực tế công việc

hồ sơ chặt chẽ đáp ứng yêu cầu quá trình quản trị NNL

Tối ưu hóa quy trình giải quyết các thủ tục, minh bạch thông tin Thông tin hai chiều giữa lãnh đạo và nhân viên một cách nhanh chóng sẽ mang lại hiệu quả cho quản trị NNL tại Công ty

3 4 Kiến nghị

3 4 1 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Đồng Nai

Thực hiện tốt chủ trương “ Đồng hành cùng doanh nghiệp”; thu hút nguồn lao động có chất lượng cao để làm tốt việc định hướng cho sự phát triển của ngành và địa phương; luôn có những biện pháp hỗ trợ cần thiết để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

Đẩy mạnh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhất là trong công tác đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm thu hút đầu tư vào các ngành nghề mới cần được mở rộng

3 4 2 Kiến nghị đối với Ban Lãnh đạo Công ty TNHH MTV XSKT & DVTHĐồng Nai Đồng Nai

Hỗ trợ Công ty trong các hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư, đào tạo NNL để Công ty XSKT Đồng Nai thuận lợi vượt qua những khó khăn hiện tại, hướng tới phát triển ốn định

Hỗ trợ Công ty trong việc được sử dụng, nâng cao, phát triển NNL

Hỗ trợ Công ty theo mô hình quản trị hiện đại, thích hợp theo hệ thống của Công ty XSKT Đồng Nai, tiếp cận được tài chính của Công ty để nhanh chóng triển khai các dự án đầu tư hiệu quả hơn

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ cơ sở lý luận về quản trị NNL tại doanh nghiệp, thực trạng quản trị NNL tại Công ty TNHH MTV XSKT & DVTH Đồng Nai từ năm 2015 đến năm 2017, phân tích các yếu tố môi trường, đặc điểm của ngành tác động, tạo ra những cơ hội và thách thức đến quản trị NNL của Công ty, từ đó, tác giả đã đề ra một số giải pháp để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu và một số giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện quản trị NNL tại Công ty TNHH MTV XSKT & DVTH Đồng Nai đến năm 2025

Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra những kiến nghị đối với các cấp hữu quan nhằm hỗ trợ thực hiện cho định hướng phát triển của Công ty đến năm 2025 và thực hiện các giải pháp hoàn thiện quản trị NNL mà tác giả đã đề xuất được hiệu quả

Các giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực chủ yếu tập trung vào ba nhóm chức năng chủ yếu là chức năng thu hút NNL, chức năng đào tạo và phát triển NNL và chức năng duy trì NNL

KẾT LUẬN

Quản trị hiệu quả NNL là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp hiện nay Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 biến triển phức tạp làm cho nền kinh tế phát triển khó khăn, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành nghề kinh doanh nói chung và ngành kinh doanh xổ số nói riêng, thì cho thấy chất lượng NNL cao chính là điều kiện cần tiên quyết để các doanh nghiệp có thể hạn chế những thách thức và tranh thủ những cơ hội từ môi trường kinh doanh

Luận văn “Một số giải pháp hoàn thiện quản trị NNL tại Công ty TNHH MTV XSKT và DVTH Đồng Nai đến năm 2025” Qua thực hiện, đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị NNL như sau:

1 Hệ thống lại những lý luận cơ bản về quản trị NNL tại doanh nghiệp

2 Phân tích thực trạng quản trị NNL của Công ty trong thời gian qua, nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu của quản trị NNL của Công ty Phân tích các yếu tố môi trường vi mô, môi trường vi mô, môi trường bên trong của doanh nghiệp và những đặc điểm của ngành tác động đế quản trị NNL và từ đó tạo ra những thời cơ, những thách thức quản trị NNL của Công ty thời gian qua và đến năm 2025

3 Từ thực trạng NNL và các thời cơ, thách thức của môi trường, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác thu hút NNL, công tác đào tạo và phát triển NNL, công tác duy trì NNL và một số giải pháp hỗ trợ để giúp hoàn thiện quản trị NNL tại Công ty đến năm 2025

Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với UBND tỉnh Đồng Nai, Công ty XSKT Đồng Nai nhằm hỗ trợ triển khai các giải pháp đề xuất được hiệu quả

Đề tài chỉ nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết và dựa vào một số kết quả thu thập được, qua khảo sát nghiên cứu nên đề tài còn nhiều hạn chế như: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi Công ty XSKT Đồng Nai, nên chưa khái quát hết các vấn đề khác của ngành kinh doanh xổ số trong khu vực

Với Luận văn này, bản thân muốn đóng góp một phần kiến thức đã học để vận dụng vào thực tế quản trị NNL tại Công ty XSKT Đồng Nai, tuy nhiên do trình độ và thời gian thực hiện có hạn, nên tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô, các anh chị tại Công ty XSKT Đồng Nai để luận văn được hoàn thiện

A Trần Kim Dung (2018), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Đại Học Quốc Gia TP HCM

B Trần Anh Minh (2019), Quản trị nguồn nhân lực, tài liệu giảng dạy

C Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2016), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia;

D Lê Tiến Thành (2016), Nghệ thuật quản lý nhân sự, NXB Thanh Hóa;

E Ngô Văn Dũng (2015), Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại

UBND huyện Trảng Bom đến năm 2020, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Lạc Hồng

F Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2010), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

G Ngô Thanh Hải (2015), Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Hualon Corporation Vietnam đến năm 2020, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Lạc Hồng

H Nguyễn Đình Thọ (2013), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài Chính, ấn bản lần 2, TP Hồ Chí Minh

I Nguyễn Hữu Thân (2012), Quản trị nhân sự, NXB Lao Động - Xã Hội, Hà Nội

J Đinh Thị Ánh Tuyết (2017), Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết và dịch vụ tổng hợp đồng nai đến năm 2025 luận văn thạc sĩ (Trang 93)