Ưu điểm của tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 26 - 28)

1.2. Tổng quan về tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Ưu điểm của tín dụng bán lẻ

(i) Số lượng khách hàng lớn và sản phẩm dịch vụ TDBL đa dạng phong phú

- Đối tượng được cung cấp sản phẩm TDBL rất rộng và số lượng khách hàng vô cùng lớn, bao gồm các cá nhân, hộ gia đình nên khá dễ dàng cho các NHTM tiếp cận. Vì thế có thể giúp các NHTM đa dạng hóa đối tượng khách hàng, gia tăng số lượng khách hàng và dư nợ tín dụng.

- Sản phẩm dịch vụ của TDBL rất đa dạng, hầu như có thể phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình…

(ii) Lợi nhuận cao

- Lãi suất cho vay TDBL thường cao hơn lãi suất cho vay của các khoản cho vay khác của NHTM nên mang lại lợi nhuận cao hơn cho các NHTM. Ngoài ra, Ngân hàng có thể bán được các sản phẩm dịch vụ khác đi kèm theo hoạt động TDBL như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thẻ, tư vấn tài chính v.v…từ đó giúp NHTM có thể phát triển toàn diện hoạt động kinh doanh của mình.

- Lãi suất cao cũng mang lại cho Ngân hàng một khoản lợi nhuận khá lớn, đồng thời lãi suất cao một phần là để bù đắp lại chi phí cho vay đối với TDBL như thời gian, nguồn lực đi thẩm định, quản lý và thu hồi nợ vay.

(iii) Rủi ro cao nhưng phân tán được rủi ro

- Rủi ro cao là do xuất phát từ bản thân của khách hàng vay vốn có thể bị biến động bởi về tình hình tài chính, tình trạng sức khỏe, công việc dẫn đến mất khả năng chi trả hay bản thân khách hàng cố tình không chịu trả nợ…chất lượng thông tin tài chính, tín dụng của khách hàng chưa đạt chất lượng cao…thẩm định khả năng trả nợ của cá nhân hoặc hộ gia đình cũng gặp nhiều khó khăn.

- Do các khoản vay TDBL thường có giá trị nhỏ nên mức ảnh hưởng của các khoản vay này cũng không lớn đối với tổng thể của Ngân hàng, đồng thời do khách hàng của TDBL là các cá nhân, hộ gia đình nên số lượng khách hàng rất lớn nên TDBL có khả năng phân tán rủi ro khi có sự cố tín dụng xảy ra vì cùng một số tiền cho vay nhưng đối với tín dụng bán buôn thì số tiền cho vay này chỉ tập trung vào

một hoặc hai khách hàng; trong khi với TDBL thì sẽ chia ra cho nhiều khách hàng khác nhau, vì thế rủi ro cũng sẽ được phân tán bớt.

(iv) Thị trường tiềm năng và có xu hướng phát triển mạnh

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đang được thúc đẩy một cách khẩn trương và toàn diện sẽ là động lực để kinh tế đất nước phát triển một cách bứt phá. Với dân số lên tới hơn 90 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm đến 70%, Việt Nam được đánh giá là thị trường Ngân hàng bán lẻ có tiềm năng rất lớn và sẽ phát triển bùng nổ trong giai đoạn 2016 - 2020 tới đây. Đây chính là cơ hội và cũng chính là thách thức đối với các NHTM.

(v) Hồ sơ và trình tự, thủ tục trong hoạt động TDBL

Hồ sơ tín dụng khá đơn giản, trình tự thủ tục giải quyết một cách nhanh chóng, không mất nhiều thời gian và phức tạp như các hình thức tín dụng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)