Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 115 - 123)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Có chính sách khuyến khích phát triển TDBL tạo điều kiện cho khách hàng khu vực dân cư được dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực hoạt động TDBL nhằm thúc đẩy hoạt động SXKD và tiêu dùng trong khu vực dân cư.

Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng nói chung và TDBL nói riêng. Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Cơ quan chức năng và các ban ngành khác có liên quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong quá trình phát mãi tài sản bảo đảm, thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn nhận biết, phát hiện các loại giấy tờ giả như nhà, đất v.v...

Một vấn đề hết sức quan trọng đối với NHNN nhằm giúp các NHTM có thể hạn chế rủi ro là nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để các NHTM có thông tin kịp thời, chính xác. Hiện nay, các NHTM tra cứu thông tin từ Trung tâm CIC của NHNN đều phải trả một khoản phí cho từng lần hỏi tin, cho dù CIC có cung cấp được thông tin hay không. Thông tin được cung cấp còn nghèo nàn, mang tính chất liệt kê, không cập nhật. Tuy nhiên để đảm bảo thủ tục giấy tờ thẩm định và giải ngân cho khách hàng, trong hồ sơ lưu vẫn phải có phiếu tra cứu thông tin khách hàng từ CIC.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những hạn chế và các vấn đề còn tồn tại trong hiệu quả hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước giai đoạn 2014 - 2016 đã được phân tích ở Chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả TDBL như: (i) Đa dạng hóa đối tượng khách hàng TDBL; (ii) Hòan thiện chính sách phát triển các sản phẩm TDBL; (iii)Giải pháp linh hoạt vể lãi suất theo từng sản phẩm; (iv) Phát triển mạng lưới kênh phân phối; (v) Tăng cường công tác kiểm soát TDBL; (vi) Hòan thiện quy trình cấp TDBL phù hợp với điều kiện hoạt động của Chi nhánh; (vii) Giải pháp về cải tiến mô hình tổ chức, nâng cao chất lượng độ ngũ nhân viên làm công tác TDBL; (viii)Tăng cường hoạt động truyền thông và marketing.

Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị cần thiết đối với Ngân hàng Nhà nước như cần nâng cao chất lượng thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước để giúp các NHTM nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

KẾT LUẬN

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) luôn đi đầu trong việc thực hiện chính sách của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước, thường xuyên cải tiến, mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa việc phát triển dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động TDBL lên hàng đầu trong chính sách hoạt động tín dụng của mình. BIDV là Ngân hàng 3 năm liền được tạp chí uy tín hàng đầu khu vực The Asian banker bình chọn là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

Cùng chung với cả hệ thống BIDV, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bình Phước đã có những định hướng chung trong lộ trình phát triển, lựa chọn dịch vụ Ngân hàng bán lẻ là chiến lược kinh doanh lâu dài. Từ đó, Chi nhánh đã xây dựng những chiến lược hoạch định phát triển dịch vụ của mình và đạt được những thành tựu nhất định trong những năm qua. Tuy nhiên, để phát triển cao hơn trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bình Phước cần phải không ngừng có những giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ TDBL trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Nâng cao hiệu quả hoạt động TDBL tại BIDV Bình Phước không chỉ là thước đo cho sự thành công của Chi nhánh trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng nói chung và TDBL nói riêng, đồng thời mang lại lợi nhuận ổn định lâu dài cho đơn vị với mức rủi ro được phân tán mà thông qua đó, nó còn đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tiêu dùng ở địa phương, mà nhất là trong bộ phận dân cư, là thành phần chủ yếu của nền kinh tế, từ đó nó cũng góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A.SÁCH/GIÁO TRÌNH:

1. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê. 2. Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu, Lê Thị Hiệp Thương (2009), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.

B.VĂN BẢN PHÁP LUẬT/BÁO CÁO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC:

3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư sửa đổi số 09/2014/TT-NHNN ngay 18/03/2014 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

5. Ngân hàng nhà nước tỉnh Bình Phước (2016), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên địa bàn năm 2016.

C.VĂN BẢN NỘI BỘ BIDV:

6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Quyết định số 1256/QĐ-HĐQT ngày 01/8/2013 của Hội đồng quản trị về Cơ cấu tổ chức bộ máy BIDV

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam(2016), Quyết định 3166/QĐ- BIDV ngày 30/11/2016 v/v Phê duyệt mô hình tổ chức mẫu của Chi nhánh và ban hành chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng/tổ, Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước(2016), Quyết định số 499/QĐ-BIDV.BP ngày 30/11/2016 thành lập các Phòng, tổ trực thuộc Chi nhánh và ban hành chức năng, nhiệm vụ của các Phòng/Tổ.

10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016), Công văn số 5155/BIDV-NHBL ngày 23/06/2016 của BIDV v/v Ban hành Cẩm nang hướng dẫn triển khai quy định cấp TDBL.

11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014), Quy định số 6959/QĐ-NHBL ngày 03/11/2014 của BIDV v/v Quy định về cấp TDBL.

12. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014-2016), Các báo cáo kết quả về hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2014, 2015 và 2016.

13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Bình Phước (2012-2016), Các báo cáo chuyên đề năm 2012, 2013, 2014 và 2015

14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bình Phước (2013-2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014,2015 và 2016. 15. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bình Phước (2013-2016), Bảng cân đối tại ngày 31/12 các năm 2013, 2014, 2015 và 2016

D.LUẬN ÁN/LUẬN VĂN:

16. Tô Khánh Toàn (2014), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Lê Hồng Vỹ (2011), Cải thiện an toàn tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

18. Triều Mạnh Đức (2009), Giải pháp phát triển hoạt động TDBL tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh 6, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

19. Vương Hồng Hà (2013) với đề tải nghiên cứu về: “ Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư &Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Giang”. 20. Vũ Thị Thoa (2011) với luận án thạc sỹ kinh tế: “ Mở rộng hoạt động tín dụng

bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư &Phát triển Việt Nam – Chi nhánh KonTum”.

E.CÁC WEBSITE:

22. Website tỉnh Bình Phước: http://binhphuoc.gov.vn 23. Website BIDV: http://www.bidv.com.vn

24. Website Ngân hàng Nhà nước: http://www.sbv.gov.com

25. Website Trung tâm Thông tin tín dụng, NHNN: http://www.cic.org.vn 26. Website Thời báo Kinh tế Việt Nam: http://vneconomy.vn

Kính thưa Quý khách hàng,

BIDV trân trọng cảm ơn sự tin tưởng và gắn bó của Quý khách hàng trong suốt thời gian qua.

Với phương châm “Luôn đồng hành, chia sẻ, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính-ngân hàng hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách

hàng”, để có thể cải tiến và ngày càng nâng cao

chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chúng tôi kính mong Quý khách hàng cho biết ý kiến đánh giá về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của BIDV hiện nay.

Chúng tôi trân trọng và đánh giá cao mọi ý kiến đóng góp từ phía Quý khách hàng.

Kính chúc Quý khách sức khỏe và thành công!

Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công

Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công PHIẾU KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG

Địa chỉ:………...

………..

Điện thoại:……….

Email:………….………...

Tuổi (nếu là khách hàng cá nhân)/số năm thành lập (đối với khách hàng doanh nghiệp):……….

Quý khách đang sử dụng dịch vụ nào thường xuyên nhất……..……..……..…….. tại BIDV khoảng bao nhiêu lần trong năm nay: Lần đầu 2-5 lần 6-10 lần Trên 10 lần Lần gần nhất Quý khách sử dụng sản phẩm……….. tại BIDV cách đây khoảng bao lâu: Dưới 1 năm Từ 1-3 năm Trên 3 năm Quý khách có sử dụng sản phẩm dịch vụ nào khác tại BIDV không? Không Chuyển tiền Thẻ Tài trợ thương mại Tín dụng Tiền gửi Dịch vụ khác:……….

Xin Quý khách vui lòng đánh dấu vào 1 trong 5 mức độ hài lòng dưới đây: Ghi chú: 1-Rất không hài lòng; 2-Không hài lòng; 3-Bình thường; 4-Hài lòng; 5-Rất hài lòng. Mức độ hài lòng về: 1 2 3 4 5 Hồ sơ, thủ tục Thời gian xử lý giao dịch, khiếu nại Lãi suất/phí áp dụng Chất lượng tư vấn, hỗ trợ Thái độ phục vụ của cán bộ Không gian giao dịch Đánh giá chung khi đến giao dịch với BIDV Quý khách có muốn giới thiệu người thân/bạn bè sử dụng sản phẩm, dịch vụ của BIDV không? Có Không Đối với Quý khách, tiêu chí nào có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của Quý khách nhất (đánh dấu 1 trong các ô sau): Hồ sơ, thủ tục Thời gian xử lý giao dịch, khiếu nại Lãi suất, phí áp dụng Chất lượng tư vấn hỗ trợ ………... ………... ………... ………... ………... ………... ………... ………... ………... ………... ………... ………... ………... ………... ………... ………... ………...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 115 - 123)