Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bình Phước trong gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 53 - 56)

2.1. Khái quát chung

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bình Phước trong gia

đoạn 2014-2016

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chính về kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bình Phước giai đoạn 2014-2016

ST T Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh(%) tốc độ tăng

trưởng Tăng trưởng

BQ,Tỷ trọng Bình Quân Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 2 3 4 5=2/(n ăm 2013) 6=3/2 7=4/3

Các chỉ tiêu về quy mô (ĐVT: tỷ đống,%) 1 Tổng dư nợ tín dụng 1.770,74 2.002,18 2.304,65 27,85 13,07 15,11 18,68 2 Dư nợ TD bán lẻ 199,85 373,34 526,37 58,19 86,8 40,99 62 3 Dư nợ TD bán buôn 1.570,89 1.628,84 1.778,28 24,88 3,67 9,17 12,57 4 Huy động vốn 989 972 1.235 -12,25 -1,72 27,06 4,36 5 Huy động vốn bán lẻ 427 458 621 22,27 7,26 35,59 21,70 Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng (ĐVT: %) 1 Tỷ trọng dư nợ TDBL/ Tổng Dư nợ 11,29 18,65 22,84 23,07 65,19 22,46 17,59 2 Tỷ trọng dư nợ TD bán buôn/Tổng Dư nợ 88,71 81,35 77,16 -2,41 -8,3 -5,16 82,4 3 Tỷ lệ nợ xấu 1,61 1,74 1,58 -12,98 8,07 -9,2 1,64

Các chỉ tiêu về hiệu quả (ĐVT: tỷ đông,%)

1 Lợi nhuận trước thuế 53,79 72,81 86,48 23,48 35,36 18,87 25,9 2 Lợi nhuận trước thuế/ BQ đầu người 0,768 0,971 1,123 18,15 26,43 15,65 20,08

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013,2014, 2015 và 2016 [14]

(i) Hoạt động huy động vốn tại BIDV Bình Phước

trọng tâm, hàng đầu của đơn vị nhằm đáp ứng đủ nguồn vốn cho nhu cầu thanh khoản và đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và có lãi của Chi nhánh.

Tổng nguồn vốn huy động bình quân hàng năm xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, cao nhất vào năm 2016 đạt 1.263tỷ đồng, tuy có sự biến động tăng giảm nhưng không đáng kể và có xu hướng tăng trong những năm tới. Trong đó, Nguồn vốn bán lẻ chiếm trên 50% tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng tăng mạnh, với

mức tăng trưởng bình quân là 21,7% (xem bảng 2.1).

Tuy, quy mô vốn huy động của Chi nhánh là chưa cao bởi đời sống kinh tế của người dân chưa phát triển mạnh, dân cư tập trung chưa nhiều. Nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào một số khách hàng lớn như : Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết và Dịch vụ tổng hợp Bình Phước, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, và đặc biệt là các công ty cao su trên địa bàn tỉnh như: Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long v.v… đó là nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực trồng và khai thác mủ cao su trên địa bàn nên tính ổn định không cao.Tuy nhiên nguồn vốn bán lẻ vẫn tăng trưởng tốt cho thấy hướng đi đúng đắn của Chi nhánh nhằm đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hoạt động ổn định, hạn chế phụ thuộc vào các khách hàng lớn.

(ii) Hoạt động tín dụng tại BIDV Bình Phước

Tín dụng là lĩnh vực mang lại nguồn thu nhập lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của Chi nhánh trong những năm qua.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ TD bán lẻ và dư nơ TD bán buôn giai đoạn 2014-2016

Theo số liệu tại bảng 2.1, Tổng dư nợ tín dụng bình quân hàng năm của Chi nhánh trong giai đoạn 2014 - 2016 đạt hơn 2.000 tỷ đồng và tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 18,68%. Trong đó, chủ lực vẫn là dư nợ tín dụng bán buôn chiếm tỷ trọng bình quân 82,4%/ tổng dư nợ của Chi nhánh. Đây là một lợi thế của Chi nhánh vì đã có nền khách hàng doanh nghiệp khá lớn, có mối quan hệ lâu năm với BIDV Bình Phước, có khả năng kinh doanh tốt như các công ty cao su, các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản, công ty xổ số kiến thiết, công ty xây dựng…. đảm bảo cho hoạt động phát triển tín dụng của Chi nhánh luôn duy trì và tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, với tỷ trọng dư nợ tín dụng bán buôn khá cao như đã nêu, hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng chịu tác động lớn cả về quy mô và chất lượng khi thị trường cao su, nông sản trong nước và thế giới có nhiều biến động trong thời gian qua.

Tuy dư nợ tín dụng bán lẻ tại chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng bình quân 17,59%/tổng dư nợ trong những năm qua nhưng về mức độ tăng trưởng cả về số tương đối và số tuyệt đối đều có tốc độ tăng trưởng khá mạnh từ 199,85 tỷ đồng năm 2014 đã tăng lên gấp 2,63 lần năm 2016 và đạt 526,37 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao 62%.

Song song với tăng trưởng dư nợ cho vay thì tỷ lệ nợ xấu cũng tăng lên trong giai đoạn 2014 - 2016.(xem bảng 2.1)

Tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong giai đoạn này chủ yếu do nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, đặc biệt trong năm 2015. Đây cũng là tình hình chung của các Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này. Chi nhánh cũng đã thực hiện các biện pháp nhằm thu hồi nợ xấu, đánh giá tài sản khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro…để giảm thiểu tổn thất tín dụng.Tuy nhiên năm 2016, tỷ lệ này đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 1,58%. Với tỷ lệ nợ xấu bình quân là 1,64% trong giai đoạn này vẫn thấp hơn nhiều so với quy định về nợ xấu của NHNN (<3%).

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng lợi nhuận tại Chi nhánh qua các năm

Hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh trong thời kỳ này khá tốt và Lợi nhuận tăng trưởng rất mạnh,với mức tăng trưởng bình quân là 25,9%, đến năm 2016 lợi nhuận chi nhánh đạt 86,48 tỷ đồng tăng gần gấp đôi so với năm 2013( 43,56 tỷ đồng)(xem bảng 2.1).

Bên cạnh Lợi nhuận tăng trưởng khá tốt, điều đó dẫn đến năng suất lao động qua các năm tiếp tục được nâng cao. Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người của chi nhánh giai đoạn này rất khả quan, từ năm 2013 đạt mức 650 triệu đồng/người, đến năm 2016 đạt 1.123 triệu đồng/người (vượt mức 1.100 triệu đồng/người kỳ vọng năm 2016 Chi nhánh đề ra) tăng gấp 1,73 lần năm 2013 (xem bảng 2.1).

Bên cạnh đó Chi nhánh cũng đã trích đủ dự phòng rủi ro hằng năm theo kết quả phân loại nợ và theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)