2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước
2.2.2.5. Chất lượng tín dụng bán lẻ
Trong những năm gần đây, nợ quá hạn, nợ xấu của hệ thống Ngân hàng nói chung luôn được quan tâm. Nợ quá hạn là các khoản nợ đến hạn trả (bao gồm cả nợ gốc hoặc lãi vay), tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ nhóm 3 trở lên trên tổng dư nợ tín dụng. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 kéo dài đến nay, kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ
xấu tăng trong những năm qua.
Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của TDBL
Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm So sánh 2014 2015 2016 2015 so với 2014 2016 so với 2015 Tăng/
giảm % Tăng/ giảm % Dư nợ TDBL (1) 199,85 373,34 526,37 173,49 86,81% 153,03 40,99% Nợ quá hạn TDBL (2) 16,45 32,33 39,53 15,88 96,53% 7,2 22,27% Tỷ lệ nợ quá hạn TDBL=(2)/(1) 8,23 8,66 7,51 + 0,43 - 1,15 Nợ xấu TDBL (3) 2,38 4,78 5,63 2,4 100,8 0,85 17,7 Tỷ lệ nợ xấu TDBL=(3)/(1) 1,19 1,28 1,07 + 0,09 - 0,21
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015 và 2016 [14] Cùng với dư nợ TDBL liên tục tăng mạnh trong giai đoạn 2014-2015 thì nợ quá hạn và nợ xấu cũng tăng theo, đặc biệt năm 2015 nợ quá hạn và nợ xấu TDBL tăng cao nhất (cả về số tương đối và số tuyệt đối).
Giai đoạn 2014-2016, dư nợ quá hạn TDBL bình quân gần 30 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân gần 60% trong giai đoạn này, đặc biệt năm 2015 tăng rất cao (96,53%). Cụ thể: Nợ quá hạn năm 2015 là 32,33 tỷ đồng tăng đến 96,53% so với năm 2014 (trong khi dư nợ TDBL tăng 86,81%), năm 2016 nợ quá hạn tăng thêm 7,2 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng so với năm 2015 là 22,27%. Và tỷ lệ nợ quá hạn
quá hạn tạm thời có thể sẽ chuyển thành nợ xấu thì sẻ ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng tín dụng nói chung và hoạt động TDBL nói riêng tại Chi nhánh.
Cùng với nợ quá hạn TDBL tăng cao thì nợ xấu TDBL cũng tăng theo, nợ xấu TDBL bình quân 4,26 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân gần 58,8%, đặc biệt năm 2015 nợ xấu TDBL tăng hơn gấp đôi so với năm 2014 từ 2,38 tỷ đồng tăng lên 4,78 tỷ đồng.
Nguyên nhân nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao trong giai đoạn này là do một số nguyên nhân sau: dư nợ tín dụng tăng quá nhanh đặc biệt là dư nợ TDBL trong năm 2015 với mức tăng trưởng lên đến 86,81% so với năm 2014, chi nhánh không kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp tín dụng dẫn đến chất lượng tín dụng có phần giảm sút và công tác đôn đốc thu hồi nợ chưa được triển khai đúng mức.
Tuy nhiên, So với tốc độ tăng trưởng dư nợ TDBL bình quân( 62%) thì mức độ tăng trưởng nợ quá hạn bình quân trong thời kỳ này vẫn thấp hơn (60%) và đến