Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL(%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 74 - 77)

2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước

2.2.3.2. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL(%)

(i) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL

Mức dư nợ, tỷ trọng dư nợ và tăng trưởng dư nợ TDBL là những chỉ tiêu cơ

bản, quan trọng để đo lường hiệu quả hoạt động TDBLtại Chi nhánh.

Để thấy được quy mô của hoạt động TDBL tại Chi nhánh so với tổng dư nợ tín dụng nói chung, cũng như thấy được hiệu quả mở rộng, phát triển của hoạt động TDBL trong giai đoạn 2014 - 2016, từ công thức tính tỷ trọng và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL, chúng ta có bảng tỷ trọng và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL dưới đây:

Bảng 2.11. Tỷ lệ và tỷ trọng tăng trưởng dư nợ TDBL

Đơn vị tính: %

Năm

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Tăng trưởng bình quân

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) 27,85 13,07 15,11 18,68 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

TDBL(%) 58,19 86,81 40,99 62

TDBL(%)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015 và 2016 [14] Từ số liệu trên cho thấy, dư nợ tín dụng tại Chi nhánh trong giai đọan 2014- 2016 có xu hướng tăng, với mức tăng trung bình 18,68% gần tương đương với mức tăng trưởng tòan hệ thống (19%) và nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng của khu vực Tây Nguyên (22%).Trong khi đó dư nợ và tỷ trọng dư nợ TDBL tại Chi nhánh trong giai đọan 2014 - 2016 có xu hướng tăng rất cao, với mức tăng trung bình

62% cao hơn mức tăng trưởng của khu vực (40%) và của tòan hệ thống (32%)

và tăng cao nhất là 86,81% năm 2015 với tỷ lệ tăng trưởng rất ấn tượng [12]. Dư nợ tín dụng bán lẻ tại chi nhánh tăng khá nhanh trong giai đoạn này, đặc biệt trong năm 2015, là do BIDV đã triển khai đồng loạt các gói tín dụng kích cầu tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống, cụ thể: gói tín dụng 8.000 tỷ đồng hỗ trợ cho vay sản xuất kinh doanh năm 2015; gói tín dụng 7.000 tỷ đồng hỗ trợ tài chính cho khách hàng bán lẻ khu vực Tây Nguyên; gói tín dụng 1.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn vốn lưu động hỗ trợ phát triển thủy sản đối với khách hàng bán lẻ; hay gói bán chéo sản phẩm dịch vụ bán lẻ ưu việt dành cho cán bộ nhân viên các tổ chức có quan hệ hợp tác với BIDV…và nhiều sản phẩm tín dụng mới: cho vay thấu chi có tài sản đảm bảo và tín chấp, cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo, cho vay mua nhà, dất, cho vay mua ô tô đối với cá nhân, hộ gia đình…đã thu hút đông đảo khách hàng cũ lẫn khách hàng mới của chi nhánh quan tâm và sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV trong giai đoạn này và có thể nói đây là giai đoạn tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ của chi nhánh nói riêng phát triển rực rỡ nhất về nhiều phương diện như quy mô, số lượng và chất lượng tín dụng.

Qua đó, chứng tỏ rằng trong những năm qua BIDV, cũng như Chi nhánh đặc biệt quan tâm phát triển hoạt động TDBL với nhiều chương trình tri ân, chăm sóc khách hàng, sản phẩm tín dụng mới mang tính đặc thù của khu vực, chính sách tín dụng hợp lý đã thu hút được khách hàng quan tâm và sử dụng sản phẩm tín dụng của BIDV Bình Phước làm gia tăng mạnh mẽ dư nợ TDBL trong những năm qua.

Tuy tỷ lệ dư nợ TDBL tăng khá cao nhưng về con số tuyệt đối thì tổng dư nợ tín dụng chung và dư nợ TDBL của Chi nhánh còn khá nhỏ so với các Chi nhánh khác trong khu vực và hiện là một trong những Chi nhánh có dư nợ TDBL thấp nhất khu vực[12]. Vì vậy, BIDV Bình Phước cần phải phát huy hơn nữa những điều kiện, thế mạnh của mình, khắc phục điểm yếu, khai thác triệt để các tiểm năng của địa phương để tiếp tục đẩy mạnh phát triển TDBL hơn nữa, nhằm tăng trưởng dư nợ, phát triển quy mô tín dụng của Chi nhánh.

(ii) Tỷ trọng tăng trưởng dư nợ TDBL

Biểu đồ 2.10. Tỷ trọng dư nợ TDBL tại Chi nhánh 2014 - 2016

Từ Biểu đồ 2.9. cho thấy tỷ trọng dư nợ TDBL tăng khá nhanh từ 11,29% năm 2014 tăng lên 22,84% năm 2016, tăng gấp đôi trong 3 năm, đến năm 2016 chiếm 22,84%/ tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh, tuy nhiên tỷ trọng TDBL vẫn còn chiếm tỷ lệ khá kiêm tốn trong tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thế mạnh truyền thống của Chi nhánh là tín dụng bán buôn (chiếm 77,16%/tổng dư nợ năm 2016) nên TDBL của Chi nhánh chiếm tỷ trọng khá thấp so với các Chi nhánh trong khu vực Tây Nguyên (52%), thấp hơn so với bình quân của hệ thống (25%), là một trong những Chi nhánh có tỷ trọng TDBL thấp nhất khu vực (10/13)[12]. Qua các năm, tỷ trọng dư nợ TDBL tại Chi nhánh liên tục tăng cũng cho thấy, dư nợ TDBL của BIDV Bình Phước đang bắt được đà phát triển tốt, đã từng bước cải thiện tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ chung của Chi ừng bước chuyển đổi dần sang TDBL, giảm dần tỷ trọng tín dụng doanh

nghiệp trong cơ cấu dư nợ chung, để có thể bắt kịp được chủ trương và định hướng phát triển TDBL của khu vực và hệ thống.

Việc mở rộng phát triển, tăng trưởng mạnh hoạt động TDBL cũng như tỷ trọng TDBL trong giai đoạn 2014 - 2016 đã thể hiện quyết tâm mở rộng hướng đi mới trong hoạt động TDBL của Chi nhánh và đó cũng chính là thành quả phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên BIDV Bình Phước trong những năm qua. Đó cũng là một bước ngoặc chuyển đổi quan trọng trong chặng đường phát triển hoạt động Ngân hàng bán lẻ nói chung, TDBL nói riêng của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)