2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước
2.2.3.6. Lợi nhuận từ tín dụng bán lẻ
Ngoài các chỉ tiêu về dư nợ, doanh số, số lượng khách hàng, nợ quá hạn, nợ xấu...đã phân tích ở trên thì một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu trong việc đánh giá thực trạng hiệu quả TDBL tại BIDV Bình Phước đó là chỉ tiêu về lợi nhuận từ TDBL mà cụ thể là chỉ tiêu về tỷ lệ tăng trưởng Lợi nhuận TDBL và tỷ trọng TDBL tại Chi nhánh trong giai đoạn 2014-2016.
Bảng 2.16. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận TDBL và tỷ trọng Lợi nhuận TDBL
Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm Bình quân 2014 2015 2016 Tổng lợi nhuận (1) 53,79 72,81 86,48 71,03 Lợi nhuận từ TDBL (2) 19,03 28,34 33,92 27,09
Tỷ lệ tăng trưởng Lợi nhuận(%) 23,48 35,36 18,87 25,9 Tỷ lệ tăng trưởng Lợi nhuận
TDBL(%) 45,16 48,92 19,69 37,92
Tỷ trọng lợi nhuận TDBL/Tổng
LN = (2)/(1)(%) 35,38 38,92 39,22 37,84
Bảng 2.13: Lợi nhuận từ TDBL giai đoạn 2014-2016
Song song với việc tăng trưởng khá cao về dư nợ tín dụng nói chung và dư nợ TDBL nói riêng (tăng 62%) tại BIDV Bình Phước trong giai đoạn 2014-2016 thì Lợi nhuận thu được từ TDBL cũng có xu hướng tăng đều qua các năm cả về tỷ lệ
tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp vào lợi nhuận chung của Chi nhánh. Cụ thể: Lợi nhuận TDBL tăng từ 19,03 tỷ đồng năm 2014 lên đến 33,92 tỷ đồng năm 2016, tăng gấp 1,78 lần trong vòng 3 năm, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng Lợi nhuận TDBL bình quân 37,92% cao hơn mức bình quân của hệ thống (28,24%) và năm 2015 là năm có tỷ lệ lợi nhuận cao nhất đạt 48,92%.
Cùng với tỷ lệ lợi nhuận TDBL tăng lên thì tỷ trọng lợi nhuận TDBL cũng tăng theo từ chiếm tỷ lệ 35,38% năm 2014 tăng lên 39,22% năm 2016, và năm 2016 là năm mà tỷ trọng TDBL của chi nhánh chiếm tỷ lệ cao nhất. Với lợi nhuận từ TDBL của Chi nhánh chiếm tỷ trọng bình quân 37,84 %, cao hơn bình quân của
hệ thống (31%), điều này càng chứng tỏ vị trí và vai trò của TDBL của chi nhánh ngày càng xem trọng và từng bước khẳng định thế mạnh của mình trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Tuy nhiên, với tỷ lệ tăng trưởng Lợi nhuận TDBL bình quân 37,92% vẫn thấp hơn mức bình quân của khu vực Tây Nguyên (43,33%) và lợi nhuận từ TDBL của Chi nhánh chiếm tỷ trọng bình quân 37,84 % vẫn thấp hơn bình quân của KV Tây Nguyên (66%-69%). Năm 2016, với lợi nhuận từ TDBL là 33,9 tỷ
đồng, TDBL đã đóng góp 39,22%/tổng số lợi nhuận chung của Chi nhánh, nhưng vẫn là một trong những Chi nhánh có lợi nhuận từ TDBL thấp nhất so với khu vực, đứng vị trí thứ 12/13 khu vực (trước Chi nhánh Ban Mê Thuột)[12].
Với tỷ trọng lợi nhuận từ TDBL tại BIDV Bình Phước có xu hướng ngày càng tăng qua các năm như trên càng cho thấy hiệu quả, mức độ, cơ cấu đóng góp TDBL càng lớn, càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của TDBL đối với lợi nhuận của Chi nhánh, chỉ đứng sau lợi nhuận thu được từ tín dụng bán buôn. Tuy nhiên dù mức độ tăng trưởng và tỷ trọng lợi nhuận TDBL của Chi nhánh rất cao, nhưng so với các Chi nhánh lân cận và khu vực đứng vị trí khá khiêm tốn (đối với hầu hết các Chi nhánh trên điạ bàn Tây Nguyên thì lợi nhuận TDBL chiếm tỷ trọng cao nhất không phải là lợi nhuận từ tín dụng bán buôn), cho thấy được Chi nhánh chưa khai thác được hết ưu thế, ưu điểm của Chi nhánh và tiềm năng, thế mạnh của địa bàn cả về yếu tố khách quan và chủ quan.