Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu TDBL(%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 78 - 83)

2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước

2.2.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu TDBL(%)

(i) Tỷ lệ nợ quá hạn TDBL (%)

Nợ quá hạn phản ánh các khoản nợ đến hạn trả (bao gồm cả nợ gốc hoặc lãi vay) nhưng khách hàng chưa trả được. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và hiệu quả của các khoản TDBL tại Chi nhánh. Tỷ lệ nợ quá hạn TDBL tại Chi nhánh giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện qua bảng 2.13 và biểu đồ 2.11.

Bảng 2.13. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm So sánh 2014 2015 2016 2015 so với 2014 2016 so với 2015 Tăng/

giảm % Tăng/ giảm % Nợ quá hạn chung 150,69 195,21 181,15 44,52 29,54 -14,06 -7,20 Nợ quá hạn TDBL 16,45 32,33 39,53 15,88 96,53 7,2 22,27 Tỷ lệ nợ quá hạn chung(%) 8,51 9,75 7,86 + 1,24 - 1,89

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2014 2015 2016

2015 so với 2014 2016 so với 2015 Tăng/

giảm % Tăng/ giảm %

Tỷ lệ nợ quá

hạn TDBL(%) 8,23 8,66 7,51% + 0,43 - 1,15

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015 và 2016 [14]

Biểu đồ 2.11: Tốc độ tăng trưởng Tỷ lệ nợ quá hạn TDBL giai đoạn 2014-2016

Từ kết quả phân tích tại mục 2.2.2.4 về chất lượng tín dụng bán lẻ nêu trên, và bảng số liệu trên ta thấy:

Tỷ lệ nợ quá hạn chung bình quân (8,7%) và tỷ lệ nợ quá hạn TDBL bình quân (8,13%) tại BIDV Bình Phước giai đoạn 2014-2016 là khá cao và đặc biệt Tỷ lệ nợ quá hạn chung và tỷ lệ nợ quá hạn TDBL tăng cao nhất là vào năm 2015 lần lượt là 9,75% và 8,66%. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng khá nhanh của dư nợ tín dụng nói chung (bình quân 18,86%) và dư nợ TDBL (bình quân 62%) nói riêng tại chi nhánh trong giai đoạn này kéo theo nợ quá hạn tăng cao cả về giá trị và tỷ lệ. Đồng thời, ngoại trừ các khoản nợ quá hạn đã được chuyển vào nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 thì nhóm nợ còn lại nếu không trả nợ đúng hạn đều chuyển thành nợ quá hạn, mặc dù nợ quá hạn này chỉ mang tính tạm thời bởi vì khách hàng

tín dụng. Tuy Tỷ lệ Nợ quá hạn TDBL trong thời kỳ này ở mức tỷ lệ cao nhưng

vẫn thấp tỷ lệ nợ quá hạn chung của chi nhánh và có xu hướng giảm dần từ năm 2016, vì chi nhánh đã có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đã góp phần

làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn nói chung xuống còn 7,86% và tỷ lệ nợ quá hạn TDBL chỉ còn 7,51%.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn chung và tỷ lệ nợ quá hạn TDBL nói riêng tại BIDV Bình Phước dao động từ 7%-9% là tỷ lệ khá cao so với mức thông thường tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <=5%, cho thấy được khả năng quản lý tín dụng của Chi nhánh trong khâu cho vay, do tập trung đẩy mạnh phát triển quy mô, số lượng mà lơ là trong khâu kiểm soát quy trình tín dụng bán lẻ dẫn đến chất lượng tín dụng bán lẻ có chiều hướng giảm không tỷ lệ thuận với quy mô dư nợ tín dụng, đồng thời cũng cho thấy công tác nhắc nhở, đôn đốc thu hồi nợ của Chi nhánh chưa hiệu quả. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao còn cho thấy được chất lượng tín dụng

chưa tốt, và rủi ro tín dụng tiềm ẩn khá cao. Do đó Chi nhánh cần phải có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời, nếu không những khoản nợ quá hạn tạm thời có thể sẽ chuyển thành nợ xấu thì sẻ ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng tín dụng nói chung và hoạt động TDBL nói riêng tại Chi nhánh.

(ii) Tỷ lệ nợ xấu TDBL (%)

Cũng như nợ quá hạn, nợ xấu TDBL cũng là một trong số các chỉ tiêu phản ánh chất lượng và hiệu quả của hoạt động TDBL tại Chi nhánh. Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn đã được phân loại vào nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tình hình nợ xấu và các nhóm nợ TDBL tại BIDV Bình Phước trong các năm qua như sau:

Bảng 2.14. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu TDBL

Đơn vị tính: tỷ đồng,%

Khoản mục Năm

2014 2015 2016

Dư nợ chung (1) 1.770,74 2.002,18 2.304,65

Tỷ lệ nợ xấu chung = (2)/(1)(%) 1,61 1,74 1,58

Dư nợ TDBL (3) 199,85 373,34 526,37

Dư nợ xấu TD bán lẻ (4) 2,38 4,78 5,63

Tỷ lệ nợ xấu TD bán lẻ =

(4)/(3)(%) 1,19 1,28 1,07

Nguồn: Bảng cân đối tại ngày 31/12 các năm 2014, 2015, 2016 [15]

Bảng 2.12: Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ nợ xấu TDBL giai đoan 2014-2016

Theo kết quả phân loại của Chi nhánh trong 3 năm (2014-2016), thì nợ đủ tiêu chuẩn nhóm 1 luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ TDBL và tăng dần qua các năm, từ 80,15% năm 2014 tăng lên 85,79% năm 2015 và chiếm tỷ lệ đến 87,04% trong năm 2016.

Năm 2014, dư nợ xấu TDBL là 2,38 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu tương ứng là 1,19%, trong khi tỷ lệ nợ xấu chung của Chi nhánh là 1,61%. Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu TDBL là 1,28% vẫn thấp hơn mức tỷ lệ nợ xấu chung là 1,74%. Số dư nợ xấu TDBL tăng thêm 2,4 tỷ đồng so với năm 2014 và lên thành 4,78 tỷ đồng. Điều này cũng có thể được lý giải là do Chi nhánh đẩy mạnh doanh số cho vay và dư nợ TDBL nên số nợ quá hạn và nợ xấu cũng tăng theo.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nói chung và tỷ lệ nợ xấu TDBL nói riêng của BIDV Bình Phước trong thời gian qua có xu hướng giảm và thấp hơn so với quy định của BIDV(<2%), của Ngân hàng Nhà nước(<3%). Nhưng tỷ lệ nợ

xấu TDBL vẫn cao hơn tỷ lệ nợ xấu TDBL của khu vực Tây nguyên (0,5%). [12]

Như vậy, với tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của TDBL tại BIDV Bình Phước trong giại đoạn 2014-2016 đã phản ánh được thực chất tình hình chất lượng tín dụng của TDBL là chưa cao, khả năng quản tín dụng của Chi nhánh trong khâu cho vay, đôn đốc thu nợ chưa đạt hiệu quả cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng trong thời gian sắp tới vì tỷ lệ nợ quá hạn khá cao, nếu không quản lý tốn rất dễ chuyển thành nợ xấu, và nợ xấu càng tăng sẽ kéo theo mức dự phòng rủi ro phải trích lập càng cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TDBL của Chi nhánh, cũng như làm giảm đi lợi nhuận thu được từ TDBL tại Chi nhánh.

2.2.3.5. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân

Bảng 2.15. Vòng quay vốn tín dụng

Đơn vị tính: tỷ đồng, vòng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015 và 2016 [14] Từ bảng số liệu trên, vòng quay vốn TDBL qua các năm đều < 1, với bình quân vòng quay vốn TDBL (xấp xỉ mức 0,78 vòng) chưa được 1 vòng trong năm. Qua đó cho thấy tốc độ luân chuyển vốn, thời gian thu hồi nợ của Chi nhánh là khá chậm và chính sách tín dụng của Chi nhánh là thiên về cho vay trung dài hạn (vòng quay < 1). Năm Chỉ tiêu/Chỉ số 2014 2015 2016 Doanh số thu nợ TDBL (1) 137,21 265,32 398,63 Dư nợ TDBL bình quân (2) 199,85 335,34 456,37 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = (1)/(2) 0,69 0,79 0,87

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy vòng quay vốn TDBL có xu hướng tăng dần, chứng tỏ Ngân hàng đang từng bước chuyển dịch từ cho vay trung dài hạn sang cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế, điều này càng giúp cho Ngân hàng sử dụng vốn vay hiệu quả hơn, kiểm soát được nợ vay và thu hồi vốn nhanh, tối thiểu hóa rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)