Dư nợ tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 58 - 69)

2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước

2.2.2.1. Dư nợ tín dụng bán lẻ

Hoạt động TDBL tại Chi nhánh trong giai đoạn 2014 - 2016 có thể nói là giai đoạn phát triển vượt bậc của TDBL của Chi nhánh trong những năm vừa qua, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Dư nợ TDBL giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: tỷ đồng,% Chỉ tiêu Năm So sánh Tăng trưởng bình quân 2014 2015 2016 2015 so với 2014 2016 so với 2015 Tăng/

giảm % Tăng/ giảm % Tổng dư nợ (1) 1.770,74 2.002,18 2.304,65 231,44 13,07 302,47 15,11 18,68 Dư nợ TDBL (2) 199,85 373,34 526,37 173,49 86,81 153,03 40,99 62 Tỷ trọng dư nợ TDBL/ Tổng Dư nợ=(2)/(1) % 11,29% 18,65 22,84 7,36 4,19 17,59

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015 và 2016 [14]

Biểu đồ: 2.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDBL giai đoạn 2014-2016

Từ bảng số liệu trên cho thấy, dư nợ TDBL tại Chi nhánh qua các năm đều tăng trưởng mạnh (tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối), năm sau luôn tăng hơn năm trước và đặc biệt ấn tượng nhất là năm 2015, tốc độ tăng trưởng 86,81 % so với năm 2014 và tăng cao gấp 4,6 lần so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân của Chi nhánh là 18,68 %/năm. Năm 2015 là năm đánh dấu bước ngoặt phát triển TDBL của Chi nhánh với những kế hoạch, chính sách tín dụng mới, tạo đà tăng

Dư nợ TDBL tiếp tục tăng đến năm 2016, dư nợ TDBL đạt con số 526,37 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,84% trong tổng dư nợ tín dụng là 2.304,65 tỷ đồng tại Chi nhánh, góp phần làm cho tỷ trọng TDBL được nâng lên thêm 4,19% nữa (22,84% năm 2016 so với 18,65% của năm 2015).

2.2.2.2. Cơ cấu tín dụng bán lẻ

(i) Dư nợ TDBL phân theo hình thức bán lẻ

Cấp tín dụng bán lẻ có 3 hình thức, trong đó hoạt động cho vay là một hình thức trọng tâm, chủ yếu nhất của TDBL tại Chi nhánh, trong khi đó bảo lãnh hầu như không đáng kể, còn mở thẻ tín dụng vẫn chỉ đang là một bước khởi đầu mới đầy khó khăn.

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ theo loại hình TDBL

Đơn vị tính: tỷ đồng

Khoản mục

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng

trưởng bình quân (%) Số dư Tỷ trọng/ Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ trọng/ Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ trọng/ Tỷ lệ (%) Dư nợ TDBL 199,85 100 373,34 100 526,37 100 Cho vay 198,20 99,17 371,13 99,41 523,79 99,51 + Mức tăng 172,93 87,25 152,66 41,13 64,19 Thẻ tín dụng 1,25 0,63 1,67 0,45 2,08 0,40 Mức tăng 0,42 33,60 0,41 24,55 29,07 Bảo lãnh 0,40 0,20 0,54 0,14 0,50 0,09 +Mức tăng 0,14 35,00 -0,04 -7,41 13,79

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015 và 2016 [14]

Số liệu từ bảng trên cho thấy hình thức dư nợ TDBL chủ yếu tại Chi nhánh là cho vay, trong khi thẻ tín dụng vẫn còn khá khiêm tốn vì còn mới mẻ và bảo lãnh thì hầu như không có gì đáng kể, chỉ có một vài khách hàng với số dư vài trăm triệu đồng, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong hoạt động TDBL.

Biểu 2.5: Cơ cấu dư nợ TDBL theo loại hình tín dụng bán lẻ

Từ biểu đồ 2.5: cho thấy Hình thức cho vay là hình thức chủ đạo, quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động TDBL tại BIDV Bình Phước. Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy dư nợ từ hình thức cho vay lại chiếm một con số gần

như tuyệt đối, với tỷ trọng đều đạt trên 99% tổng dư nợ TDBL qua các năm. Mức tăng trưởng của hình thức cho vay này cũng tăng mạnh qua các năm. Năm 2014 dư nợ TDBL bằng hình thức cho vay là 198,20 tỷ đồng, đến năm 2016 dư nợ TDBL bằng hình thức cho vay đạt 523,79 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần, cho thấy tốc độ tăng trưởng khá mạnh của dư nợ TDBL bằng hình thức cho vay tại Chi nhánh.

Ngoài hình thức cho vay, thì hình thức cấp thẻ tín dụng tại chi nhánh tuy chiếm tỷ trọng không lớn, nhưng dư nợ của thẻ tín dụng đều tăng qua các năm. Năm 2016, Chi nhánh có 162 khách hàng mở thẻ tín dụng với tổng hạn mức tín dụng được duyệt là 8,35 tỷ đồng, trong khi đó dư nợ thẻ tín dụng bình quân là 2,08 tỷ đồng và chiếm một tỷ trọng cũng khá khiêm tốn là 0,4% trên tổng dư nợ TDBL tại Chi nhánh.

Các khách hàng mở thẻ tín dụng tại Chi nhánh chủ yếu là các khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng, có tình hình tài chính ổn định, lành mạnh. Chi nhánh chỉ mở thẻ tín dụng cho những khách hàng có nhu cầu tự tìm đến Ngân hàng mà chưa mạnh dạn mở rộng hình thức tín dụng này nên số lượng khách hàng còn quá ít, hoạt động còn ở mức cầm chừng, không có gì nổi trội.

(ii) Dư nợ TDBL phân theo thời hạn

tín dụng và bảo lãnh đều là dư nợ ngắn hạn. Tình hình dư nợ TDBL phân theo thời hạn tại Chi nhánh theo bảng sau:

Bảng 2.4. Dư nợ TDBL phân theo thời hạn

Đơn vị tính: tỷ đồng,%

Khoản mục

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số dư Tỷ trọng/ Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ trọng/ Tỷ lệ (%) Số dư Tỷ trọng/ Tỷ lệ (%) Dư nợ TDBL 199,85 100 373,34 100 526,37 100 Ngắn hạn 141,13 70,62 270,08 72,34 393,72 74,80 Mức tăng 128,95 91,37 123,64 45,78 Trung dài hạn 58,72 29,38 103,26 27,66 132,65 25,20 Mức tăng 44,54 75,85 29,39 28,46

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015 và 2016 [14]

Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng dư nợ TDBL phân theo thời hạn

Dư nợ TDBL ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (tỷ trọng trung bình chiếm 72,6 %/Dư nợ TDBL) và liên tục tăng qua các năm tại BIDV Bình Phước. Từ 141,13 tỷ đồng năm 2014 đến năm 2016 dư nợ TDBL đạt 393,72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 74,8%/ Dư nợ TDBL Chi nhánh.

Trong khi đó tỷ trọng dư nợ TDBL trung, dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm từ 29,4% năm 2014 giảm xuống 25,2%/ tổng dư nợ TDBL tại Chi nhánh.

Việc tỷ trọng TDBL ngắn hạn ngày càng tăng so với TDBL trung, dài hạn cũng là một xu thế tất yếu, bởi vì Chi nhánh nói riêng và các NHTM nói chung thường có xu hướng cho vay ngắn hạn nhiều hơn, thứ nhất là để hạn chế rủi ro tín dụng phát

sinh trong quá trình cho vay và thứ hai cũng là để đảm bảo tính thanh khoản về nguồn vốn tại Ngân hàng được ổn định.

(iii) Dư nợ TDBL phân theo dòng sản phẩm

Bảng 2.5. Dư nợ TDBL phân theo sản phẩm

Đơn vị tính: tỷ đồng,%

STT Sản phẩm

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2015 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư trọng(%) Số dư Tỷ trọng Tỷ

(%)

Tổng dư nợ

bán lẻ 199,85 100 373,34 100 526,37 100

1 Cho vay hộ kinh

doanh 113,53 56,81 196,55 52,65 264,49 50,25

2 Cho vay tiêu dùng 58,27 26,15 102,33 27,41 156,06 29,65

3 Cho vay hỗ trợ

nhà, đất 15,34 7,68 45,28 12,13 60,18 11,43

4 Cho vay thấu chi 8,14 4,07 15,31 4,1 27,93 5,31

5 Cho vay cầm cố

GTCG/TTK 7,22 3,61 8,42 2,25 12,36 2,34

6 Cho vay mua ô tô 3,35 1,68 5,45 1,46 5,35 1,02

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015 và 2016 [14] Mặc dù phát triển hoạt động TDBL muộn so với các NHTM trên địa bàn, nhưng sản phẩm TDBL của BIDV Bình Phước tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và hộ gia đình trên điạ bàn. Hiện sản phẩm TDBL của Chi nhánh có trên 20 loại sản phẩm, tuy nhiên tại Chi nhánh chỉ tập trung vào 6 loại sản phẩm chủ yếu nêu trên.

Trong gia đọan 2014-2016 cơ cấu tín dụng theo sản phẩm tại Chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng cao: Trong 6 sản phẩm nêu trên thì cho vay hộ kinh doanh luôn chiếm ưu thế, luôn chiếm trên 50% trong cơ cấu TDBL theo sản phẩm, từ 113,53 tỷ đồng năm 2014 tăng lên 264,49 năm 2016, trong vòng 3 năm cho vay hộ kinh doanh đã tăng trưởng mạnh tăng gấp 2,33 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 53,8%, cho thấy sản phẩm cho vay hộ kinh doanh là sản phẩm cho vay chủ lực của Chi nhánh trong giai đoạn này mà đối tượng

doanh tạp hóa, tổng hợp.

Chiếm tỷ trọng thứ hai trong cơ cấu sản phẩm TDBL của Chi nhánh là cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng bình quân là 27,7% trong cơ cấu sản phẩm TDBL, và có mức tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn này từ 58,27 tỷ đồng năm 2014 tăng lên 156,06 tỷ đồng năm 2016 tăng gấp 2,67 lần, và là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tốc độ tăng trưởng bình quân là 74,1%, và đây có thể nói là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của sản phẩm cho vay tiêu dùng.

Trong giai đoạn 2014-2016, nền kinh tế trong nước đang trên đà phục hồi rõ nét với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với những năm trước (6,68% cao nhất từ năm 2008 đến nay). Kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ và hoạt động Ngân hàng diễn biến tích cực, lãi suất huy động vốn, lãi suất tính dụng đã giảm và tương đối ổn định. Thị trường bất động sản cả nước sau một thời gian lắng động đã có những dấu hiệu khởi sắc và bất động sản Bình Phước đã có những cơn sốt cao khi một số khu công nghiệp lớn đã bắt đầu đi vào hoạt động và hơn nữa là thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2015- 2020, thị xã Đồng Xoài (hiện là đô thị loại III) phấn đấu đến năm 2018 trở thành thành phố trực thuộc tỉnh đã gây nên những cơn nóng sốt bất động sản trong tỉnh. Vì vậy, nhu cầu mua đất, mua nhà tăng lên đột biến tại một số khu vực trung tâm Thị Xã Đồng Xoài, để đáp ứng nhu cầu bất động sản tại địa bàn trong năm 2015, 2016,

sản phẩm cho vay xây dựng nhà ở, chuyển nhường bất động sản phát triển mạnh mẽtừ 15,34 tỷ đồng tăng lên 60,18 tỷ đồng từ năm 2014-2016 tăng gần 4 lần. Qua đó cho thấy sản phẩm này đã có từ lâu nhưng thời gian trước đây chưa được quan tâm chú trọng, đến năm 2015 Chi nhánh đã đưa được sản phẩm cho vay mua nhà, đất đến gần với khách hàng cá nhân và hộ gia đình hơn, nắm bắt được thị trường cung cầu bất động sản hiện tại và nhu cầu thiết yếu của người dân trong thời gian tới.

Sản phẩm chiếm vị trí thứ tư trong cơ cấu sản phẩm TDBL tại Chi nhánh đó là sản phẩm cho vay thấu chi, đây là sản phẩm mới đưa vào áp dụng trong vài năm gần đây nhưng đã có bước phát triển khá cao với 2 loại hình thấu chi

tín chấp(không có tài sản đảm bảo) và thấu chi có tài sản. Sản phẩm cho vay thấu chi với mục đích bù đắp nhu cầu tài chính cấp bách và thiếu thốn tạm thời để đáp ứng các yêu cầu các nhu cầu đời sống tiêu dùng của khách hàng là cá nhân với thủ tục nhanh, đơn giản và đảm bảo an toàn. Sản phẩm cho vay thấu chi năm 2014 chỉ có 8,14 tỷ đồng nhưng đến năm 2016 đã tăng lên 27,93 tỷ đồng tăng hơn 3,4 lần. Trước đây, Chi nhánh Bình Phước triển khai sản phẩm này chủ yếu cho đối tượng khách hàng là cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh và các tổ chức có trả lương thường xuyên qua BIDV Bình Phước: các cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp (các sở ban ngành, các trường học, bệnh viện…). Ngày nay, nhu cầu phục vụ nhu cầu ngày càng lớn, năm 2015,2016 Chi nhánh mở rộng đối tượng triển khai cung ứng sản phẩm thấu chi cho các khách hàng là cá nhân có thu nhập ổn định,có quan hệ thân thiết, uy tín với Ngân hàng, có sử dụng nhiều sản phẩm của Ngân hàng, có thể trả lương qua Ngân hàng hoặc không, có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo đều có thể xem xét cấp thấu chi cho khách hàng dựa trên nhu cầu và năng lực tài chính của khách hàng, và năm 2015, 2016 là năm thành công của sản phẩm này.

Sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá/thẻ tiết kiệm:là sản phẩm chiếm vị trí thứ năm trong cơ cấu TDBL của BIDV Bình Phước. Tuy với số dư nợ còn khá

kiêm tốn qua các năm từ 7,22 tỷ đồng năm 2014 tăng lên 12,36 tỷ đồng năm 2016 nhưng Đây là sản phẩm nhằm đáp ứng ngay tức thời nhu cầu ứng trước tiền gửi của khách hàng với thủ tục đơn giản, thời gian xử lý nhanh nhất và đảm bảo an tòan đồng thời đa dạng hóa sản phẩm TDBL và góp phần gia tiện ích, khuyến khích đối với các sản phẩm huy động vốn dân cư. Trong thời gia tới Chi nhánh cần chú trọng phất triển tốt hơn sản phẩm này vì nó đơn giản, an tòan, tủi ro thấp.

Sản phẩm cuối cùng trong cơ cấu sản phẩm TDBL của Chi nhánh đó là cho vay mua ô tô, đây là sản phẩm mới được BIDV Bình Phước triển khai trong vài năm trở lại đây với mức dư nợ khá kiêm tốn đến năm 2016 chỉ có 5,35 tỷ đồng chiếm 1,02 % trong tổng dư nợ bán lẻ. Đây là sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đời

yếu cho vay mua ôtô phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng, bởi nhu cầu về mua ôtô phục vụ cho nhu cầu đời sống chưa được nhiều vì tỉnh Bình Phước vẫn là miền núi, đang phát triển và đời sống và mức thu nhập của người dân chưa cao, chỉ áp dụng khi khách hàng có nhu cầu, sản phẩm này chưa được Chi nhánh quan tâm, khai thác để phát triển mở rộng bởi những lý do khách quan và chủ quan chưa thể phát triển phổ biến và mạnh mẽ như các sản phẩm khác.

(iv) Dư nợ TDBL phân theo mục đích sử dụng vốn

Khách hàng được cung ứng dịch vụ TDBL như vay vốn, bảo lãnh hay mở thẻ tín dụng tại Chi nhánh chủ yếu phục vụ cho hai mục đích chính, đó là phục vụ

hoạt động SXKD và tiêu dùng.

Đối với hình thức bán lẻ như bảo lãnh hay cho vay thì việc phân loại mục đích vay SXKD hay tiêu dùng là tùy vào mục đích cấp tín dụng của khách hàng. Còn đối với những khách hàng mở thẻ tín dụng thì được tính cho mục đích vay tiêu dùng vì việc sử dụng thẻ tín dụng của họ chủ yếu là phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt đời sống với hình thức tiêu dùng trước, trả tiền sau.

Bảng 2.6. Dư nợ TDBL phân theo mục đích sử dụng vốn

Đơn vị tính: tỷ đồng

Khoản mục

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ lệ TT (%) Số dư Tỷ lệ TT (%) Dư nợ TDBL 199,85 100 373,34 526,37 SXKD 141,13 70,62 270,08 72,34 367,73 69,86 Mức tăng 128,95 91,37 97,65 36,16 Tiêu dùng 58,72 29,38 103,26 27,66 158,64 30,14 Mức tăng 44,54 75,85 55,38 53,63

Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng dư nợ TDBL phân theo mục đích sử dụng vốn Từ biểu đồ trên cho thấy, cho vay SXKD là chủ lực của Chi nhánh, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu TDBL, chiếm khoảng 70% đến 73% dư nợ cho vay TDBL của Chi nhánh. Bởi Chi nhánh đã tận dụng được thế mạnh địa bàn là thủ phủ của điều và cao su, là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước, là vùng kinh tế mới phát triển, nằm tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Thành Phố Hồ Chí Minh (vì đối tượng cho vay bán lẻ chủ yếu của Chi nhánh là cá nhân, hộ gia đình trồng trọt và khai thác các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, buôn bán ...các cơ sở, đại lý thu mua nông sản (mủ cao su, tiêu, điều,mì, cà phê...). Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh có biến động tăng, giảm qua các năm nhưng sự biến động này không đáng kể chỉ giao động tăng giảm từ 2%-3% mỗi năm. Cụ thể: tại Chi nhánh năm 2014, dư nợ cho vay tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)