Sơ lược về hoạt động tài chính tiền tệ tại địa bàn Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 47 - 48)

2.1. Khái quát chung

2.1.1.2. Sơ lược về hoạt động tài chính tiền tệ tại địa bàn Bình Phước

Tại địa bàn Bình Phước, tổng nguồn vốn huy động cả năm 2016 tại các tổ chức tài chính, tín dụng trong tỉnh Bình Phước ước đạt được 17.840 tỷ đồng, tăng 17,26% so với cùng kỳ; dư nợ tín dụng ước đạt 23.480 tỷ đồng, tăng 24,12% so với cùng kỳ; tỷ lệ nợ quá hạn là 1,74%; cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 21% tổng dư nợ; cho doanh nghiệp vay chiếm khoảng 38% tổng dư nợ, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 67% dư nợ cho vay doanh nghiệp.

Hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh khá ổn định, các chỉ tiêu huy động và dư nợ cho vay đều tăng trưởng hơn so với năm trước, các giải pháp hạn chế nợ xấu gia tăng, chủ động xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo được quan tâm.

Hiện nay, hoạt động TDBL của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhìn chung cũng chưa có bước phát triển vượt bậc đáng kể. Đối tượng chủ yếu của

TDBL trên địa bàn là cá nhân, hộ gia đình (các hộ kinh doanh thu mua, chế biến nông sản, kinh doanh nhỏ lẻ...).

Tính đến hết 31/12/2016, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, có 16 NHTM (có 04 NHTM Nhà nước) và 04 Quỹ tín dụng cơ sở khác nhau cùng hoạt động với mạng lưới Phòng giao dịch, điểm giao dịch tương đối nhiều. Sự hoạt động của các Chi nhánh Ngân hàng này cũng đã góp phần làm cho thị trường tín dụng nói chung và TDBL nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước trở nên sôi động và có sức cạnh tranh khốc liệt.

Bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển nâng cao hiệu quả của TDBL cũng gặp một số khó khăn. Trong những năm qua, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, cá nhân, hộ gia đình thất nghiệp, làm ăn thua lỗ do khủng hoảng kinh tế dẫn đến các hoạt động TDBL cũng không tránh khỏi những tổn thất. Thêm vào đó, giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định khiến các hộ kinh doanh cá thể thua lỗ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ….

Tuy nhiên, nhìn chung, với tình hình kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện, nhu cầu phát triển, mở rộng TDBL ngày càng tăng, Bình Phước vẫn là một thị trường “màu mỡ “ để phát triển hoạt động TDBL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)