Khái niệm hiệu quả tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 32 - 34)

1.3. Hiệu quả tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại

1.3.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng bán lẻ

Theo từ điển bách khoa toàn thư, hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới”, nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau.

Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm hiệu quả được hiểu là: “Kết quả như yêu cầu của việc mang lại ”. Nhưng theo từ điển Lepetit Lasouse định nghĩa: “ Hiệu quả là kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định”(Từ điển Lasousse, 1999,Paris,Tr57).

Trong kinh doanh, hiệu quả là lợi nhuận; trong lao động, hiệu quả là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là số lượng sản phẩm được sản xuất ra.

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư,

tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của SXKD nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu [21].

Hiện nay, chưa có khái niệm, định nghĩa cụ thể về Hiệu quả của tín dụng. Xét trên mặt lý thuyết về hiệu quả thì hiệu quả tín dụng (hiệu quả cho vay) chính là kết quả đạt được trên chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Hay nói cách khác chính là so sánh lợi nhuận/doanh thu với chi phí. Việc tính tóan các số liệu về doanh thu, lợi nhuận là điều dễ dàng nhưng việc tính tóan chi phí, đặc biệt là chi phí tín dụng lại rất phức tạp. Nó không chỉ đơn giản là các chi phí huy động vốn, chi phí quản lý kinh doanh mà gồm các khỏan chi phí định tính như chi phí phát triển (quảng cáo, tiếp thị…) khó có thể tính tóan cụ thể một đồng chi phí bỏ ra thu hồi bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hơn nữa một yếu tố cực kỳ đặc biệt liên quan đến chi phí tín dụng là rủi ro tín dụng, nó là một đặc tính luôn phát sinh cùng với tín dụng. Một khỏan tín dụng cho vay ra luôn có thể dự tóan được lãi thu về dựa trên các yếu tố số tiền, lãi suất kỳ hạn vay và từ đó tính tóan ra lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các chi phí …Nhưng khỏan vay đó khó có thể dự tóan được các loại chi phí liên quan mà ngân hàng phải bỏ ra để xử lý nếu khỏan vay đó trở thành nợ xấu trong tương lai (ngoài việc trích lập dự phòng rủi ro theo nhóm nợ theo quy định của NHNN).

Như vậy, Có thể hiểu rằng: “ Hiệu quả tín dụng bán lẻ là kết quả đầu tư vốn thu được sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, kỳ sau cao hơn kỳ trước cả về số lượng và giá trị” hay “Hiệu quả TDBL là những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực Ngân hàng bán lẻ, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động TDBL tại Ngân hàng. Đó chính là khả năng cấp tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên cơ sở đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đảm bảo trên nguyên tắc hoàn trả phí và nợ vay đầy đủ, đúng hạn đồng thời mang lại lợi nhuận và sự phát triển bền vững cho Ngân hàng”.

Hiệu quả tín dụng bán lẻ là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là kết quả của mối quan hệ biện chứng không những chỉ đối với Ngân hàng, mà còn là hiệu quả của khách hàng vay vốn và liên quan đến cả nền kinh tế.

* Trên cơ sở khái niệm Hiệu quả tín dụng bán lẻ như đã nêu, thì việc đánh giá hiệu quả tín dụng bán lẻ đơn giản nhất chính là so sánh các chỉ tiêu về lợi nhuận, vì gia tăng tối đa doanh thu hay cắt giảm tối thiểu chi phí cuối cùng cũng không nằm ngoài mục đích là tăng trưởng lợi nhuận. Tuy nhiên khi đánh giá về hiệu quả tín dụng bán lẻ cũng không thể tách riêng từng yếu tố tác động đến lợi nhuận để đánh giá (dư nợ, doanh số, nợ quá hạn, nợ xấu, thu lãi…) mà phải xem xét tổng thể tất cả các yếu tố cùng một lúc. Vì thế, Quy mô và chất lượng tín dụng bán lẻ có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với hiệu quả tín dụng bán lẻ, bởi không thể đánh giá hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng đạt hiệu quả cao mà trong đó chất lượng tín dụng bán lẻ thấp (thể hiện qua nợ quá hạn, nợ xấu chiếm tỷ lệ cao, trích lập dự phòng rủi ro lớn…) hoặc quy mô, thị phần phát triển tín dụng bán lẻ (thể hiện qua dư nợ tín dụng bán lẻ) năm sau không cao hơn năm trước (không tăng trưởng hoặc tăng trưởng thấp).

* Trong giới hạn của luận văn này, Hiệu quả tín dụng bán lẻ là tổng hợp các tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng bán lẻ thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng về quy mô (dư nợ, doanh số), chỉ tiêu về chất luợng (chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu..)và chỉ tiêu về hiệu quả (lợi nhuận). Từ đó, đánh giá mức độ hiệu quả tín dụng bán lẻ của Ngân hàng trong một giai đoạn và thời gian cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)